Nếu coi một bài viết chuẩn SEO là cơ thể thì các thẻ Heading chính là khung xương. Để có một cơ thể hoàn hảo thì trước tiên cần xây dựng một một bộ khung xương hoàn hảo.
Đã bao giờ bạn đọc một bài viết từ đầu đến cuối mà không thể hiểu được bài viết đang nói về cái gì?
Hay tệ hơn là bạn chẳng thể nào tìm được một thông tin hữu ích nào dù bài viết dài cả cây số?
Thậm chí tệ hơn là ngay cả người viết bài cũng chẳng thể nhận ra điều đó.
Để không rơi vào một trong những trường hợp trên thì nhất định bạn phải xem qua bài viết này.
Khái niệm – Vai trò của thẻ heading trong SEO
Trước khi đi sâu vào cách xây dựng cấu trúc heading cho một bài viết; thì đầu tiên bạn cần hiểu được khái niệm và vai trò của yếu tố này.
Thẻ Heading là gì?
Thẻ Heading hay còn gọi là các ý chính của một bài viết, được sắp xếp theo cấu trúc từ tiêu đề lớn thành những tiêu đề nhỏ và chi tiết hơn nhằm giúp người đọc và các công cụ hiểu được chủ đề của bài viết. Trong một bài viết SEO, thẻ heading được chia thành: Heading 1, Heading 2, Heading 3,….
Chiến dịch tự động trong Mailchimp để quảng bá bài đăng
Vai trò Heading trong SEO
Nếu như coi bài viết là một cuốn sách; thì các tiêu đề sẽ được dùng để tạo thành mục lục tóm tắt toàn bộ nội dung đang được truyền tải. Khi Google thu thập dữ liệu; mục lục này sẽ được dùng để đánh giá mức độ liên quan tới truy vấn tìm kiếm từ khóa của người dùng rồi sau đó mới xem xét phần nội dung chữ trong mỗi Heading.
Cách xây dựng cấu trúc Heading chuẩn SEO
Tùy theo từng từ khóa, chủ đề, ngành hàng, mục đích tìm kiếm thì sẽ có 1001 cách triển khai cấu trúc heading khác nhau. Do đó TOS sẽ chỉ tổng hợp những yếu tố quan trọng và ít thay đổi nhất.
1. Sự phân bố số lượng heading
Trong một bài viết thì thẻ heading 1 sẽ là thẻ quan trọng nhất; mô tả toàn bộ nội dung của bài viết muốn truyền tải; các thẻ heading còn lại có nhiệm vụ bổ trợ cho thẻ heading 1.
Chính vì lý do đó trong bài viết SEO sẽ chỉ có duy nhất một thẻ heading 1. Số lượng thẻ heading 2, heading 3 sẽ phụ thuộc vào mức độ chi tiết của bài viết.
Một bài viết có nhiều thẻ H1 sẽ khiến Google không hiểu được nội dung chính của toàn bộ bài viết và rất có thể sẽ bị đánh giá spam ở một mức độ nào đó.
Có một lưu ý nhỏ đó là thẻ meta title và heading 1 là hoàn toàn khác nhau. Một phần do wordpress luôn mặc định thẻ heading 1 là meta title nếu không có chính sửa đã khiến cho nhiều người lầm tưởng cả hai đều giống nhau.
Cách xây dựng Backlinks hiệu quả cho SEO top 1
2. Từ khóa nằm trong thẻ Heading
Tương tự như meta title; từ khóa là yếu tố đầu tiên giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu được mức độ liên quan giữa bài viết nhu cầu tìm kiếm.
Chính vì thế từ khóa nên được nằm trong thẻ heading 1; trong cách thẻ heading 2 có thể chứa từ khóa hoặc các từ khóa đồng nghĩa, liên quan để giúp giải thích rõ hơn cho từ khóa chính.
Có 2 lý do bạn không nên cố gắng đưa từ khóa chính vào quá nhiều bài viết đó là:
- Khiến bài viết trở nên gượng gạo, khó đọc
- Mật độ từ khóa quá nhiều sẽ khiến bài viết mất tự nhiên và bị đánh giá là spam
3. Xây dựng cấu trúc thu hút
Trong SEO có hai dạng content chính mà bạn sẽ gặp và sử dụng nhiều; đó là những bài viết theo chủ đề và bài viết theo từ khóa. Đây là khái niệm nhiều người hay nhầm lẫn.
Chủ đề có thể là từ khóa nhưng ngược lại thì không. Ví dụ như:
“SEO“: vừa là chủ đề và vừa là từ khóa
Còn: “Cách viết bài chuẩn SEO” là từ khóa chứ không phải là chủ đề.
Hiểu một cách đơn giản hơn đó là: Chủ đề bao gồm nhiều từ khóa và để lên top được một chủ đề bạn cần xây dựng được nội dung chi tiết và đầy đủ về toàn bộ chủ đề đó.
Đương nhiên, bạn sẽ không muốn viết một bài dài tới 20.000 chữ về một chủ đề; vì khả năng cao là người đọc sẽ không bao giờ xem hết; trừ khi bạn tự tin vào kỹ năng viết bài của mình.
Chiến lược marketing trong thời đại số – Marketing tích hợp
Để an toàn hơn bạn nên chia chủ đề lớn thành nhiều chủ đề nhỏ; với độ dài từ 2000 – 5000 chữ là phù hợp nhất.
Và dù cho bạn có viết bài chủ đề hoặc từ khóa thì các thẻ heading cần chứa những nội dung liên quan và liên quan gần nhất đến thông tin mà bạn muốn truyền đạt.
Những nội dung này bao gồm: Các khái niệm, thắc mắc, phương pháp, mẹo hay, tip, trick,… Nếu có thể hãy đưa những góc nhìn mới lạ của bạn vào vấn đề đang được nói tới. Sau khi thực hiện, bạn có thể sử dụng các phần mềm SEO tốt nhất hiện nay được nhiều người ưa chuộng để đánh giá và đo lường.
Tổng kết
Trên đây là một số yếu tố quan trọng khi xây dựng cấu trúc Heading; không chỉ chuẩn SEO mà còn giúp bạn tạo được những nội dung hữu ích và thu hút. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách xây dựng một website chất lượng về nội dung.
Nếu như có những thắc mắc về SEO hoặc cần tư vấn về dịch vụ SEO của Hoc11.vn; đừng ngại ngần để lại thông tin để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.
- Sự thật về đai chống gù lưng, hiệu quả hay tiền mất tật mang?
- Công cụ đo lường từ khóa TopOnSeek: Cách theo dõi tự động qua Google Sheet
- Cách sử dụng hạt chia đơn giản và đạt hiệu quả cao nhất
- 7 Xu hướng Marketing Automation 2020 tối ưu cho doanh nghiệp
- Hướng dẫn cách đăng sản phẩm hàng loạt trên gian hàng Tiki