Ngay từ tháng 8.2018, khi Google đưa ra 1 cập nhật thuật toán lõi rộng, E-A-T được nhắc đến rất nhiều sau khi nhận thấy một loạt các website thuộc YMYL sụt giảm nghiêm trọng về traffic và thứ hạng.(đặc biệt là các ngành y dược, nên thuật toán cập nhật lần đó còn có 1 tên gọi khác là Google Medic)
Ngay cả đối với những khách hàng, đặc biệt các ngành y dược, luật, tài chính, đều đồng loạt nhận thấy sự tụt Top đáng kể.
Tuy nhiên nhờ phân tích và am hiểu về E-A-T, HOC11.VN đã có thể “lật ngược tình thế”, đưa tình trạng website không những trở lại vị trí ban đầu mà còn vượt trội so với các đối thủ cùng ngành.
VD: Ảnh hưởng của update và sau khi áp dụng các tiêu chuẩn về E-A-T cho các khách hàng của HOC11.VN
Vậy HOC11.VN đã làm thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu E-A-T là gì?
E-A-T là một tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng nội dung của Google, viết tắt cho 3 từ Expertise (Tính chuyên gia), Authoritativeness (Tính thẩm quyền), và Trustworthiness (Độ uy tín).
Được nhắc tới hơn 155 lần trong bộ hướng dẫn đánh giá chất lượng các kết quả tìm kiếm của Google (Google Quality Rater Guidelines), E-A-T được nhấn mạnh là đặc biệt quan trọng trong việc xác định 1 website hay nội dung của nó có hữu ích với người đọc hay không.
Để làm rõ E-A-T, ta cần làm rõ từng tiêu chí của nó:
Expertise – Tính chuyên gia
Xác định tính chuyên gia của người viết bài. Nói dễ hiểu hơn là người viết bài cần có chuyên môn, am hiểu, và kinh nghiệm trong những thông tin được đưa ra trong bài viết.
Một content về y dược được viết bởi 1 sinh viên tài chính là không có tính chuyên gia, một nội dung về luật được biết bởi 1 nhân viên SEO đơn thuần cũng vậy.
Authoritativeness – Tính thẩm quyền
Thẩm quyền của người viết bài, nội dung chính và bản thân chính website.
Thoạt nghe thì có vẻ khá khó hiểu, tuy nhiên bạn có thể nhìn tính thẩm quyền theo cách sau: website, nội dung, tác giả có được nhắc tới nhiều trên các trang khác, mạng xã hội uy tín không?
Hay dễ hiểu hơn nữa là các nội dung trên trang hay chính website và tác giả đang có nhiều backlink từ những website lớn và uy tín không?
Ngoài ra, nội dung trên site cũng phải liên quan đến chủ đề của toàn site, và là một nguồn uy tin cho người đọc.
Ví dụ: website của HOC11.VN thì cần có nội dung về SEO và Google Ads chứ không thể nói về các vấn đề liên quan đến luật pháp được.
Hơn nữa kể cả viết nội dung liên quan đến luật pháp thì HOC11.VN cũng sẽ không phải là một trang đủ tính thẩm quyền cho vấn đề này.
Trustworthiness – Độ tin cậy
Tiêu chí này đo độ tin cậy của người viết bài, nội dung chính và của chính website.
Chúng ta thường đánh giá độ tin cậy ban đầu của một người thông qua diện mạo, cách ăn mặc, phong thái, cách nói chuyện của họ, v.v đa phần là những yếu tố trực quan.
Vậy đối với một website hay một nội dung trên site cũng vậy, bạn cần phải có những nội dung và yếu tố chứng minh độ đáng tin cậy của website như trang giới thiệu, chính sách, độ an toàn bảo mật cao, v.v
Những ngành nào cần quan tâm đặc biệt về tiêu chuẩn này
Về bản chất, tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại website, tuy nhiên với tính chất đặc thù về nội dung của 1 số ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc, sức khỏe và tài chính của người dùng thì tiêu chuẩn này cần được áp dụng rất nghiêm ngặt.
Google đã phân loại những website đó là YMYL (Your money, your life).
Vậy những ngành nào sẽ thuộc YMYL:
- 1. Y dược và các trang về sức khỏe: Những trang này tư vấn hoặc đưa ra những thông tin trực tiếp về vấn đề sức khỏe của người dùng. (thuốc, bệnh lý, bệnh viện nào tốt, v.v)
- Các trang luật, tin tức chính phủ: Bao gồm các thông tin, kiến thức về các vấn đề pháp lý (ly hôn, quyền nuôi con, tạo di chúc, v.v)
- Tài chính: Tư vấn tài chính, hoặc thông tin về đầu tư, thuế, vay mượn, ngân hàng, bảo hiểm hoặc những trang web cho phép mọi người mua hàng hoặc chuyển tiền trực tuyến
- Giáo dục: những trang web bán khóa học, đưa ra thông tin tuyển sinh (đại học, cao đẳng, v.v)
- Trang mua sắm: đa số các trang web cho phép mua hàng trực tuyến đều cần áp dụng tiêu chuẩn này.
- Tin tức: các tin tức về các chủ đề quan trọng như sự kiện quốc tế, kinh doanh, chính trị, khoa học, công nghệ, .v.v tuy nhiên những trang web như tin tức thể thao, giải trí lại không phải.
- Khác: rất nhiều ngành khác như thiết kế nội thất, thông tin nhà ở, tìm việc làm cũng đều thuộc nhóm này vì đều có ảnh hưởng lớn đến túi tiền và sự hạnh phúc của bạn.
Đặc biệt những ngành như cần tiêu tốn 1 khoản tiền lớn để sử dụng dịch vụ như thiết kế nội thất hay bất động sản cũng cần phải theo tiêu chuẩn này.
19 phương pháp áp dụng thực tiễn trong SEO
Chúng ta đã đều hiểu về E-A-T và tầm quan trọng của nó, và để áp dụng những tiêu chuẩn này ngay trọng dự án SEO của doanh nghiệp hoàn toàn không quá khó. Hãy cùng xem 19 phương pháp thực tiễn đã được HOC11.VN áp dụng trong rất nhiều dự án SEO lớn nhỏ khác nhỏ nhé:
1. Tạo profile tác giả cho bài viết
Tiêu chí ảnh hưởng: Expertise – Tính chuyên gia
Một tín hiệu cho Google thấy nội dung của bạn được thực hiện hoặc có tham vấn chuyên môn của những chuyên gia trong ngành.
Hãy lập 1 profile hoàn chỉnh của tác giả bài viết bao gồm ít nhất những nội dung sau: giới thiệu sơ bộ, chức vụ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tựu đạt được (nếu có).
1 trang profile tác giả được HOC11.VN lập cho khách hàng của mình.
2. Gắn profile tác giả dưới chân bài viết
Tiêu chí ảnh hưởng: Expertise – Tính chuyên gia
Tạo 1 profile cho tác giả hoàn chỉnh là chưa đủ, bạn cần phải gắn chúng trong bài viết như sau để chứng minh cho người đọc và Google thấy nội dung này có sự tham vấn hoặc được tạo bởi chuyên gia.
3. Tạo profile social cho tác giả
Tiêu chí ảnh hưởng: Expertise – Tính chuyên gia, Authoritativeness – Tính thẩm quyền của tác giả
Nếu chỉ tính riêng profile của tác giả trên website, vẫn là một tín hiệu chưa đủ mạnh để cho thấy tính chuyên gia của tác giả.
Hãy lập nhiều các tài khoản profile social cho tác giả trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Một số mạng xã hội rất phù hợp để làm việc này có thể kể đến như: Facebook, Linkedin,
Tuy nhiên lập vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cần chia sẻ bài viết ở những mạng xã hội trên.
Hơn nữa, hãy đảm bảo trên trang profile tác giả có link đến các trang social này.(như hình 1)
Một số trang hiệu quả để tạo profile social cho doanh nghiệp
4 Tạo profile công ty trên website
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website
Doanh nghiệp cần có một trang giới thiệu công ty chuyên nghiệp, chứng minh được sự uy tín với người đọc. Nội dung trong trang giới thiệu phải giúp người đọc hiểu:
- Bạn là ai?
- Bạn đang kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ gì?
- Được thành lập từ bao giờ
- Thành tựu đạt được
- Mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (nếu có)
Trang giới thiệu của HOC11.VN
5. Thông tin liên hệ
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website
Đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản phẩm (nhất là đối với những trang dịch vụ hoặc không buôn bán online) sẽ có hành vi tìm đến trang liên hệ.
Thế nên, liên hệ là một trang phải có, không chỉ để chứng minh sự uy tín của site mà còn hỗ trợ cho khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Một trang liên hệ cần tìm thấy được:
- Số điện thoại
- Email doanh nghiệp
- Địa chỉ liên hệ (hãy list tất cả các chi nhánh)
- Mạng xã hội đang hoạt động.
Ngoài ra, hãy để thông tin liên hệ ở bất cứ nơi nào thuận tiện tìm kiếm với người dùng như ở đầu trang hoặc ở dưới chân trang.
Xem thêm: 8 lưu ý khi làm content SEO ngành dược dược
6. Tạo profile công ty trên social
Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website
Tương tự như với profile social cho tác giả, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiện diện trên các mạng xã hội.
7. Profile social lâu đời
Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website và tác giả
Đây sẽ là 1 điểm cộng cho các tài khoản social của công ty, và tác giả. Nếu tuổi đời của các profile này càng lớn và doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ bài viết cũng như có các hoạt động truyền thông trên đó thì các tài khoản trên của doanh nghiệp sẽ đáng tín hơn rất nhiều.
8. Link các profile social đến website
Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website và tác giả
Các tài khoản social và profile cần phải có sự liên kết với nhau. Mỗi 1 mạng xã hội sẽ đóng vai trò như 1 “backlink” để cải thiện tính thẩm quyền của website.
Mỗi 1 mạng xã hội sẽ có cách thứ khác nhau cho công việc này nên doanh nghiệp cần lưu ý.
Facebook có thể tùy biến nút để dẫn đến website ở ảnh cover.
9. Trang thông tin dịch vụ khách hàng
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website
1 website bán sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp không thể thiếu những trang này. Thông thường những trang thông tin dịch vụ sẽ gồm có những trang sau:
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn mua hàng
- Chính sách đổi trả
- Chính sách giao nhận vận chuyển
Những trang trên góp phần đảm bảo sự uy tín cho website.
10. Thông tin người chịu trách nhiệm chính, đặt dưới chân website
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website
Một yếu tố nhỏ và dễ thực hiện, góp phần tăng tính chuyên nghiệp và uy tín cho website của bạn.
Các thông tin về doanh nghiệp chủ quản, nhà nhập khẩu, phân phối sẽ giúp phần tăng độ uy tín cho website
11. Nội dung không copy, spin
Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của nội dung chính
Trùng lặp nội dung là một điều tối kỵ trong khi làm SEO. Đây là một phương pháp làm SEO rất không bền vững.
Dù nhiều ngành có nội dung cần tính chính xác tuyệt đối như y dược, luật khó có thể sáng tạo nội dung khác. Nhưng bạn vẫn có thể làm content của mình khác biệt bằng cách thêm: hình ảnh, video, ý kiến chuyên gia,… v.v hoặc nhờ chuyên gia viết theo kiến thức chuyên môn của mình và được edit lại bởi đội content.
*Trong quy trình nội dung content của mình, HOC11.VN luôn cố gắng làm nội dung trở nên nổi bật và giá trị hơn cho người đọc bằng cách thêm các định dạng video, hình ảnh thiết kế mang dấu ấn của doanh nghiệp như hình dưới đây:
12. Không điều hướng bán hàng quá nhiều
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website và nội dung chính
Trong hướng dẫn của Google có ghi rõ những trang có được đánh giá kém chất lượng bao gồm những trang có quá nhiều nội dung quảng cáo (banner, popup, CTA, internal link, v.v) ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Tuy rằng việc lồng ghép sản phẩm trong bài viết là cần thiết nhưng bạn cần làm với 1 mức độ chừng mực. Những quảng cáo, sản phẩm lồng ghép cần phù hợp với nội dung bài viết.
Các điều hướng trên trang được HOC11.VN thêm vào cho khách hàng đều xuất hiện hợp lý và không ảnh hưởng đến người đọc
13. Tiêu đề phóng đại gây sốc
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website và nội dung chính
Tiêu đề bị “giật tít” quá mức cần thiết sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có cho người đọc. Google coi đây là một hành vi đánh lừa người dùng, làm giảm độ uy tín của trang.
Hơn nữa, khi người đọc nhận thấy nội dung không đúng như kỳ vọng, thời gian trên trang của họ se thấp và về lâu về dài điều này có hại cho hoạt động SEO.
Ví dụ về tiêu đề giật tít phóng đại – bài viết bên trong chỉ giới thiệu thuốc như 1 phương pháp phòng ngừa bệnh
14. Time on site – thời gian trên trang cao
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website và nội dung chính, Authoritativeness – Tính thẩm quyền của nội dung chính
Thời gian trên trang cao cũng là một yếu tố chứng tỏ nội dung của bạn thu hút người đọc. Đây sẽ là 1 hệ quả tất yếu nếu nội dung của bạn giải quyết được đúng nhu cầu của người đọc và mạng lại giá trị cho họ.
Những nội dung giá trị cao trong các nhóm ngành YMYL thường chỉ có thể đạt được khi có yếu tố chuyên gia trong đó.
Tuy nhiên tùy vào trang, loại bài viết, độ dài của bài viết mà time on site tốt được xác định khác nhau.
15. Sử dụng HTTPs – Chứng chỉ SSL
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website
Một trọng những yếu tố rất quan trọng để chứng minh độ uy tín của website chính là yếu tố bảo mật của website.
Trong đó, việc cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL là để đảm bảo an toàn cho website là một trong những công việc dễ thực hiện nhất.
Hơn nữa, ngày từ năm 2017, Google Chrome đã đưa ra cảnh báo không an toàn cho người dùng đối với những website chưa có chứng chỉ bảo mật này.
Cảnh báo thiếu an toàn bảo mật dành cho người dùng của Google đối với các site không có chứng chỉ SSL
16. Tạo đánh giá tích cực từ Google Map
Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website
Có nhiều review tốt về doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau sẽ cải thiện tính thẩm quyền của cho nội dung và website của doanh nghiệp 1 cách đáng kể.
Tại Việt Nam, khi các chuyên trang review dịch vụ chưa phổ biến như thế giới thì Google Map là kênh hiệu quả để có thể lấy được những đánh giá tích cực cho doanh nghiệp.
Các đánh giá của khách hàng trên Google Map của HOC11.VN
17. Không chứa thông tin không chính xác, đồng thuận với nội dung của chuyên gia
Tiêu chí ảnh hưởng: Tất cả các tiêu chí
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ 19 yếu tố trên. Nội dung trên website của bạn cần tuyệt đối chính xác và có sự tham vấn chuyên môn của các chuyên gia trong ngành. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những nhóm ngành YMYL.
Tuy nhiên để đảm bảo được yếu tố này, quy trình content của doanh nghiệp cũng phải chặt chẽ và chuyên nghiệp.
Không những đội ngũ content phải am hiểu về sản phẩm và doanh nghiệp, ngay từ những bước xây dựng outline, duyệt nội dung, doanh nghiệp và chuyên gia cũng cần phải tham gia vào để đảm bảo tính nội dung chính xác nhất có thể.
Bạn có thể xem thêm Quy trình xây dựng content chuyên nghiệp gồm 7 bước của HOC11.VN trong bài viết này.
18. Loại bỏ nội dung chất lượng thấp trên website
Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website
Những nội quá ngắn, time on site thấp, bounce rate cao., thiếu tính xác thực chuyên môn, thậm chí những nội dung trình bày thiếu chuyên nghiệp cũng cần doanh nghiệp mạnh dạn loại bỏ khỏi site hoặc có kế hoạch edit lại.
Không ai muốn nghe từ một chuyên gia có phần lớn nội dung là kém chất lượng cả. Việc loại bỏ này cũng giống như vậy và sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tính thẩm quyền trên toàn site.
19. Không trích dẫn nguồn hoặc tự tạo nguồn dẫn để trỏ về.
Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của nội dung chính
Bất cứ nội dung được tham khảo nào cũng cần có trích dẫn từ những nguồn có uy tín. Không chỉ người đọc và Google cũng sẽ hiểu được nội dung của bác có tính chính xác cao.
Hãy tìm đến những trang web nổi tiếng, hay của chính phủ, các tổ chức. chuyên gia hàng đầu trong ngành để tìm được được nguồn uy tín, chất lượng
Ngoài ra, việc tạo ra các site về tịnh để tự trích dẫn nguồn sẽ không hiệu quả khi SEO những nhóm ngành YMLY.
Bài viết cần tham khảo nguồn uy tín và có ghi ở cuối bài
Kết bài
Đối với những ngành thuộc YMYL, việc áp dụng các tiêu chuẩn E-A-T là rất quan trọng để có thể làm SEO thành công.
Trên đây là 19 cách áp dụng các tiêu chuẩn này đã được HOC11.VN chứng minh hiệu quả, hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm phương thức
Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn khi áp dụng những cách thức này hoặc chưa biết cách làm SEO hiệu quả, hãy liên hệ với HOC11.VN để được tư vấn nhiệt tình nhé.
Nguồn: https://seongon.com/seo/kien-thuc-seo/tieu-chuan-e-a-t-va-19-cach-ap-dung-thuc-tien-trong-seo.html
- Dịch vụ Seo là gì? Đây có phải là giải pháp marketing online hiệu quả
- Các loại máy móc, dụng cụ và nguyên liệu cần có khi mở quán kinh doanh trà sữa
- Thêm 6 thứ này vào cốc nước uống mỗi ngày giúp đánh tan mỡ bụng, thải độc gan thận
- Google Search Console là gì? Hướng dẫn cài đặt từ A-Z
- Facebook Pixel là gì? Dừng ngay việc đốt tiền vào Facebook Ads