Tìm hiểu nguyên nhân của chứng rối loạn hoang tưởng

Hoang tưởng là khi một người có niềm tin mãnh liệt vào điều gì đó và niềm tin đó sẽ không thay đổi ngay cả khi có bằng chứng hoặc thỏa thuận về điều ngược lại. Hoang tưởng “không có cơ sở thực tế” xảy ra nếu chúng là điều không hợp lý và không thể xảy, để rõ hơn về điều này mời bạn tham khảo ví dụ sau nhé. Chẳng hạn, một cá nhân tin rằng nội tạng trong cơ thể mình đã được thay thế nhưng lại không để lại vết sẹo hoặc vết thương nào thì đó là “hoang tưởng không có cơ sở thực tế”. Ngược lại, ví dụ về “hoang tưởng có cơ sở thực tế” là một người cho rằng bản thân đang bị cảnh sát theo dõi mặc dù không có bằng chứng cho việc đó.

Chứng rối loạn hoang tưởng lo lắng liên quan đến việc một cá nhân có một hoặc nhiều hơn một ảo tưởng trong vòng một tháng hoặc lâu hơn. Rối loạn hoang tưởng khác với tâm thần phân liệt và không thể được chẩn đoán nếu một người gặp các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Khi một người mắc tâm lý rối loạn hoang tưởng, nhìn chung các chức năng không bị suy giảm và hành vi không có gì khác biệt ngoại trừ việc hay hoang tưởng. Người mắc hoang tưởng có những biểu hiện và hành vi bình thường miễn là người ngoài không đụng chạm đến chủ đề ảo tưởng của họ. Ngoài ra, những ảo tưởng này không phải do một tình trạng y tế hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
 

hội chứng hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng là một biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Ảnh minh họa

Phân loại hội chứng tâm lý hoang tưởng

Có nhiều loại rối loạn hoang tưởng và mỗi loại liên quan đến một chủ đề hoang tưởng cụ thể của một người.
•    Erotomania (hội chứng hoang tưởng người khác thích mình): đây là rối loạn hoang tưởng liên quan đến việc một cá nhân tin rằng đang có một người, thường có địa vị xã hội cao hơn, yêu mình
•    Grandiose (chứng vĩ cuồng):  Hội chứng này tồn tại khi một cá nhân tin rằng mình có một tài năng đặc biệt hoặc một sức mạnh, kiến thức, một mối quan hệ với người nổi tiếng nhưng không được công nhận.
•    Rối loạn hoang tưởng ghen tuông: Một người tin rằng bạn đời của mình đã không chung thủy.
•    Rối loạn hoang tưởng ngược đãi (Persecutory): Một cá nhân tin rằng mình đang bị lừa dối, bị theo dõi, đánh thuốc mê, bị theo dõi, bị vu khống hoặc bằng cách nào đó bị ngược đãi.
•    Rối loạn dạng cơ thể (somatic): Chứng rối loạn này xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng cực độ về các triệu chứng thể chất. Bệnh nhân cũng tin rằng bản thân có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể.
•    Rối loạn hỗn hợp: Cá nhân có nhiều hơn 2 dạng rối loạn hoang tưởng trên thì được liệt vào dạng rối loạn hỗn hợp.
•    Không xác định: Việc hoang tưởng của một cá nhân không thuộc các loại được nêu trên hoặc không thể được xác định rõ ràng.

Loại rối loạn hoang tưởng lo âu thường gặp nhất là rối loạn hoang tưởng ngược đãi. Mặc dù vậy, tình trạng này rất hiếm, với ước tính 0,2% số người mắc phải tại một số thời điểm trong cuộc sống. Hội chứng này có khả năng xảy ra với tỷ lệ như nhau ở cả nam và nữ giới. Khởi phát có thể thay đổi từ tuổi thiếu niên đến tuổi trưởng thành muộn nhưng có xu hướng xuất hiện muộn hơn trong cuộc sống.

Triệu chứng của chứng rối loạn hoang tưởng lo lắng

Đặc điểm chính của rối loạn hoang tưởng là sự xuất hiện của một hoặc nhiều ảo tưởng tồn tại ít nhất trong vòng một tháng.

chứng rối loạn hoang tưởng2
Hội chứng rối loạn hoang tưởng lo lắng. Ảnh minh họa
Những người mắc chứng rối loạn hoang tưởng sinh hoạt hoàn toàn bình thường và họ không thể hiện các hành vi kỳ lạ nào. Nếu cá nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hoang tưởng, bất kỳ giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm nào mà người đó phải chịu sẽ có thời gian ngắn liên quan đến giai đoạn họ mắc hoang tưởng. Ngoài ra, hoang tưởng không liên quan đến việc bị ảnh hưởng bởi một chất hay tình trạng y tế khác.

Trạng thái tức giận và các hành vi bạo lực có thể xuất hiện nếu một người phải trải qua các loại hoang tưởng như rối loạn hoang tưởng ngược đãi (persecutory), ghen tuông (jealous) hoặc hội chứng hoang tưởng người khác thích mình (erotomanic). Nhìn chung, những người gặp phải rối loạn hoang tưởng không thể chấp nhận rằng những gì họ tưởng tượng ra là không hợp lý hoặc không chính xác, ngay cả khi họ có thể nhận ra rằng những người khác sẽ mô tả ảo tưởng của họ theo cách này.

Nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng là một tình trạng hiếm gặp và khó nghiên cứu nên hội chứng này không được thảo luận rộng rãi trong nghiên cứu lâm sàng. Trong khi chưa tìm ra nguyên nhân, một số nghiên cứu cho rằng chứng rối loạn hoang tưởng phát triển như một cách để kiểm soát căng thẳng cực độ hoặc đối phó với tiền sử chấn thương. Di truyền cũng có thể là nguyên nhân của sự phát triển rối loạn hoang tưởng. Ngoài ra, một người cũng có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn hoang tưởng nếu gia đình có người mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn nhân cách phân liệt.

Phương pháp điều trị hội chứng tâm lý hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng là một trong những bệnh gặp nhiều thách thức khi điều trị. Những người mắc bệnh này hiếm khi thừa nhận rằng niềm tin của họ là hoang tưởng hoặc có vấn đề, do đó họ sẽ không tìm cách điều trị. Nếu có thì chuyên gia cũng có thể gặp khó khăn trong việc phát triển mối quan hệ trị liệu với họ.

Để điều trị rối loạn hoang tưởng, đánh giá và chẩn đoán cẩn thận là điều rất quan trọng. Bởi vì hoang tưởng thường xảy ra mơ hồ và xuất hiện trong các trường hợp cũng như điều kiện khác nhau nên có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán rối loạn hoang tưởng. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác cùng tồn tại cũng cần được xác định và điều trị phù hợp.

Điều trị rối loạn lo âu hoang tưởng thường liên quan đến cả thuốc hướng thần và tâm lý trị liệu. Do tính chất mãn tính của hội chứng này, các chiến lược điều trị nên được điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân của bệnh nhân và tập trung vào việc duy trì chức năng xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thiết lập một lộ trình trị liệu cũng như các mục tiêu điều trị được bệnh nhân chấp nhận nên được ưu tiên. Tránh đối đầu trực tiếp với các triệu chứng hoang tưởng giúp tăng cường khả năng tuân thủ và đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Việc nhập viện nên được xem xét nếu bệnh nhân có khả năng tự gây hại hoặc bạo lực.

 

hội chứng rối loạn hoang tưởng 2

Ngoài ra, thuốc chống loạn thần có thể được sử dụng trong điều trị hội chứng hoang tưởng lo lắng, mặc dù nghiên cứu về hiệu quả của hình thức điều trị này chưa được kết luận.

Đối với hầu hết bệnh nhân mắc chứng lo lắng hoảng sợ, các hình thức trị liệu hỗ trợ là hữu ích. Mục tiêu của trị liệu hỗ trợ bao gồm tạo điều kiện tuân thủ điều trị và cung cấp kiến thức về bệnh cũng như cách điều trị. Các can thiệp giáo dục và xã hội có thể bao gồm đào tạo kỹ năng xã hội (như không thảo luận về niềm tin hoang tưởng trong môi trường xã hội) và giảm thiểu các yếu tố rủi ro, bao gồm suy giảm cảm giác, cô lập, căng thẳng và bạo lực.

Phương pháp trị liệu nhận thức có thể hữu ích cho một số bệnh nhân. Trong hình thức trị liệu này, nhà trị liệu sử dụng các câu hỏi tương tác và thí nghiệm hành vi để giúp bệnh nhân xác định niềm tin có vấn đề và sau đó thay thế chúng bằng tư duy thay thế, thích nghi hơn. Thảo luận về bản chất phi thực tế của niềm tin hoang tưởng nên được thực hiện nhẹ nhàng và chỉ sau khi mối quan hệ với bệnh nhân đã được thiết lập.

Ngoài việc khuyến khích một cá nhân mắc chứng rối loạn hoang tưởng tìm kiếm sự giúp đỡ thì gia đình, bạn bè có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và khuyến khích họ. Điều quan trọng là các mục tiêu phải đạt được, vì một bệnh nhân cảm thấy bị áp lực hoặc liên tục bị chỉ trích bởi những người khác sẽ có thể gặp căng thẳng, điều này khiến cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Một cách tiếp cận tích cực có thể hữu ích và hiệu quả về lâu dài hơn là chỉ trích.

VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP
Địa chỉ: số 54&46 Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024.66578819- 097.772.9396
 

Nguồn: https://tamlyvietphap.vn/tin-tuc/tim-hieu-nguyen-nhan-cua-chung-roi-loan-hoang-tuong-2269-38649-article.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *