Tìm hiểu về Schema – Công cụ không thể thiếu với người làm SEO

Schema là 1 trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong kỹ thuật SEO ngày nay. Dù là một khái niệm không hề mới mẻ, nhưng, HOC11.VN nhận thấy đây là 1 kỹ thuật khá phức tạp nên cộng đồng SEOer đôi khi vẫn chưa nắm rõ bản chất của  Schema. 

Hiểu sai hay lạm dụng Schema quá mức dẫn đến website không đạt hiệu quả SEO như kỳ vọng.

Vậy hãy cùng HOC11.VN tìm hiểu rõ bản chất qua bài viết sau đây. 

1. Khái niệm Schema

Trước khi tìm hiểu về khái niệm thì cần hiểu tại sao Schema tồn tại?

1.1. Vì sao có schema?

Trang Google Support viết về lý do họ cần các website đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc như sau:

“Google Tìm kiếm phải thực hiện nhiều thao tác để hiểu được nội dung của một trang. Bạn có thể giúp chúng tôi bằng cách cung cấp gợi ý rõ ràng về ý nghĩa của trang thông qua dữ liệu có cấu trúc trên trang.”

Dù là bộ máy tìm kiếm lớn nhất, nhanh nhất thế giới, nhưng, mỗi giờ, phút, giây đều có hàng trăm triệu các web page được index. Google phải mất rất nhiều thời gian để hiểu được nội dung của 1 web page bất kỳ, vì thế khả năng đánh giá chất lượng nội dung cũng diễn ra chậm hơn.

Chúng ta hoàn toàn có thể giúp Google hiểu rõ hơn và nhanh hơn nhằm đẩy nhanh quá trình đánh giá bằng việc đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc trên mỗi trang của website của mình.

1.2. Schema markup là gì ?

Schema hay Schema.org là website được 4 ông lớn Search Engine là Google, Microsoft, YahooYandex tạo ra để tạo 1 thư viện, cộng đồng nhằm khuyến khích và phát triển việc sử dụng schema cho dữ liệu có cấu trúc trên internet.

Schema markup là những đoạn code dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc được cài đặt vào 1 trang web. Tất nhiên chúng phải được setup chuẩn theo cấu trúc như mô tả tại Schema.org.
Google Support cũng đưa ra 3 định dạng cho schema markup mà 1 quản trị web cần phải biết:

Trong đó JSON-LD là định dạng được Google khuyên dùng nhất hiện tại.

1.2.1 JSON-LD

JSON-LD là 1 đoạn mã kết hợp giữa JSON và Linked Data được đặt trong cặp thẻ

Cấu trúc như ví dụ sau:

<script type=”application/ld+json“>
{
@context“: “https://schema.org“,
@type“: “Organization“,
url“: “http://www.example.com“,
name“: “Unlimited Ball Bearings Corp.“,
contactPoint“: {
@type“: “ContactPoint“,
telephone“: “+1-401-555-1212“,
contactType“: “Customer service
}
}
script>

Trong đó cặp thẻ <script type=”application/ld+json“> và script> là cố định để đánh dấu đây là mã dành cho dữ liệu có cấu trúc dạng JSON-LD.

Bên trong chúng ta khai báo các thành phần:

  • @context“: “https://schema.org” :Thông báo cho bot biết dữ liệu này sử dụng cấu trúc chuẩn từ trang schema.org.
  • @type“: “Organization” : Thông bảo kiểu (type) của đối tượng này là Tổ chức (Organization)
  • Các thông tin bên dưới luôn tuân theo cấu trúc “Trường dữ liệu” : “Giá trị”,

Nếu 1 trường dữ liệu mà trong đó có các trường dữ liệu con phân cấp thấp hơn sẽ sử dụng thêm cặp thẻ { } như “contactPoint”

Trong trường “contactPoint” lại cần khai báo Type là Contact Point, khai báo giá trị cho 2 trường “telephone” và trường “contactType”. Tất cả đều nằm trong cặp thẻ { }.

1.2.2 Microdata

Đây cũng là 1 định dạng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc đúng chuẩn, hiện vẫn đang được sử dụng rất rộng rãi.

Đặc điểm khác biệt của Microdata là sử dụng các mã HTML chứ không cần đặt trong cặp thẻ script. Microdata sử dụng các thuộc tính itemprop, itemtype trong thẻ HTML để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc cụ thể.

Ví dụ cụ thể:

<div>
<h1>Inceptionh1>
<span>Director: Christopher Nolan (born 30 July 1970)span>
<span>Science fictionspan>
<a href=”../movies/inception-trailer.html”>Trailera>
div>

Trên đây là 1 đoạn mã HTML bình thường về bộ phim Inception với các thông tin về đạo diễn (cùng năm sinh) và link đến trang chứa trailer của phim. Với đoạn mã trên Google sẽ mất thời gian để hiểu rõ hơn nội dung của thực thể này.

Sử dụng MicroData để làm rõ hơn:

<div itemscope itemtype =”http://schema.org/Movie”>
<h1 itemprop=”name”>Inceptionh1>
<div itemprop=”director” itemscope itemtype=”http://schema.org/Person”>
Director: <span itemprop=”name”>Christopher Nolanspan> (born <span itemprop=”birthDate”>30 July 1970span>)
div>
<span itemprop=”genre”>Science fictionspan>
<a href=”../movies/inception-trailer.html” itemprop=”trailer”>Trailera>
div>

  • Có thể dễ dàng thấy rằng ở thẻ
    đầu tiên chúng ta thêm đoạn mã
    itemscope itemtype =”http://schema.org/Movie”
    để đánh dấu đây là 1 thực thể cụ thể có loại (type) là Movie (phim).

  • Tại thẻ H1 đánh dấu itemprop=”name” để chỉ định đây là tên phim.
  • Thẻ div ở dưới đánh dấu
    itemprop=”director” itemscope itemtype=”http://schema.org/Person”
    để chỉ định đây là thông tin về đạo diễn có itemtype là Person, sử dụng cấu trúc như schema.org/Person.
  • Đoạn <span itemprop=”genre”>Science fictionspan> được thêm vào để đánh dấu thêm thông tin thể loại phim là Khoa học viễn tưởng.
  • Cuối cùng, link đến trailer của phim được đánh dấu itemprop=”trailer” để khai báo đây là trailer.
  • 1.2.3 RDFa

    Đây cũng là 1 định dạng dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc sử dụng HTML5 mở rộng, nó không có quá nhiều khác biệt so với dùng Microdata.

    RDFa sử dụng từ khóa vocab và typeof để xác định vùng chứa thực thể được đánh dấu, sau đó sử dụng cấu trúc property=”name” để xác định thông tin của các trường dữ liệu.

    Vẫn với ví dụ về bộ phim ở trên, RDFa sẽ có mã như sau:

    <div vocab=”http://schema.org/” typeof=”movie”>
    <h1 property=”name”>Inceptionh1>
    <div property=”director”><span>Director: Christopher Nolan (born <span property=”born”>30 July 1970span>)span><div>
    <span property=”genre”>Science fictionspan>
    <div property=”trailer”><a href=”../movies/inception-trailer.html”>Trailera>div>
    div>

    Có thể dễ thấy các trường dữ liệu được đánh dấu rõ ràng qua đoạn mã trên, khá giống với Microdata nhưng khác về các từ khóa đánh dấu dữ liệu.

    1.3 Schema checker – cách kiểm tra schema

    Để kiểm tra 1 web page bất kỳ (hay 1 URL bất kỳ) nào đó đã sử dụng schema để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc hay chưa ? Hoặc kiểm tra schema của website đã chuẩn cấu trúc theo quy định hay chưa chúng ta chỉ nên sử dụng công cụ kiểm tra từ chính Google- Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc

    Ví dụ kiểm tra schema của trang chủ seongon.com

    Kiểm tra Schema

    • Bước 2: Sau quá trình nạp và phân tích, hệ thống sẽ trả về thông tin các loại dữ liệu được cấu trúc trong URL của bạn. Dữ liệu càng nhiều đồng nghĩa với việc website của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiểu được nội dung.

    Schema của website VnExpress

    Trong đó: 

    • @type: Collection Page – Nghĩa là phân loại website có thể là organize hoặc Collection Page
    • url: Địa chỉ URL của công ty là https://seongon.com/  
    • name: Tên của doanh nghiệp / tổ chức: HOC11.VN – Google Marketing Agency since 2012
    • description: HOC11.VN đã tư vấn và triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch Marketing trên nền tảng Google với 2 công cụ chính là Google Ads và SEO tổng thể.
    • sameAs: là các mạng xã hội của báo như FanPage, Twitter, kênh Youtube và đường dẫn tương ứng.
    • Và nhiều thông tin khác

    Như vậy chỉ cần với 1 đoạn mã JSON-LD, website HOC11.VN đã khai báo đầy đủ với nhiều thông tin chi tiết về nội dung website cho các bot thu thập, qua đó các công cụ tìm kiếm Google, Bing, Yahoo… dễ dàng hiểu về nội dung của HOC11.VN hơn một cách nhanh hơn.

    Bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra 1 URL bất kỳ hay website của chính mình bằng cách này để biết schema trên trang đã được cài đặt chuẩn hay chưa. Nếu có bất kỳ lỗi nào sẽ có thông báo và gợi ý chỉnh sửa để bạn thực hiện.

    1 ví dụ về lỗi cấu trúc schema được Google thông báo rõ ràng.

    1 ví dụ về lỗi cấu trúc schema được Google thông báo rõ ràng

    Ở trên ta có thể thế thấy schema Product của trang này bị thiếu khá nhiều thông tin như: 

    • priceValidUntil
    • URl
    • AggegrateRating
    • Brand
    • ….

    Dựa vào các thông báo lỗi mà chúng ta sẽ có phương án sửa schema phù hợp.

    2. Nguyên tắc chung của Schema

    Để sử dụng được dữ liệu có cấu trúc đúng cách thì bạn bắt buộc phải hiểu nguyên tắc chung do Google đưa ra. Điều này cũng khuyến khích các phương pháp SEO White Hat, hạn chế các thủ thuật Black Hat nhằm sử dụng schema thao túng dữ liệu có cấu trúc của Google.

    2.1. Nguyên tắc về kỹ thuật

    Bạn chỉ nên dùng 2 công cụ kiểm tra do chính Google cung cấp đó là:

    Inspecting Tool trong Google Search Console

    Inspecting Tool trong Google Search Console

    Định dạng

    Chỉ duy nhất 3 định dạng sau được sử dụng tạo dữ liệu có cấu trúc

    • JSON-LD: đây cũng là định dạng được Google khuyến cao nên dùng tại thời điểm hiện tại
    • Microdata
    • RDFa

    Truy cập

    Bạn không được ngăn chặn Googlebot truy cập đến trang có dữ liệu có cấu trúc bằng robots.txt, noindex hay bất kỳ 1 biện pháp nào khác.

    2.2. Nguyên tắc về chất lượng nội dung

    Chất lượng nội dung luôn là nguyên tắc quan trọng nhất nhằm loại bỏ các thủ thuật BlackHat thao túng dữ liệu có cấu trúc của Google. Nếu vi phạm, kể cả các yếu tố kỹ thuật tốt, dữ liệu cũng sẽ không hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Có thể kể đến như một số nguyên tắc sau

    2.2.1 Nội dung chính

    • Tuân theo các nguyên tắc về chất lượng nội dung của Google
    • Cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo các thông tin của bạn vẫn đang trong thời gian áp dụng được. Ví dụ: giá của sản phẩm sẽ thay đổi theo thời gian, bạn cần cập nhật giá sản phẩm hiện hành, mới nhất.
    • Cung cấp nội dung chỉ do bạn hay người dùng website của bạn tạo ra.
    • Không đánh dấu nội dung không hiển thị cho người đọc: điều này tức là những thông tin có trong Schema mà bạn tạo ra bắt buộc phải là các thông tin đã thể hiện cho người dùng nhìn thấy được trên trang của bạn.
    • Không đánh dấu nội dung không liên quan hoặc gây hiểu lầm: không được đánh dấu thông tin giả mạo hoặc thông tin không liên quan đến nội dung của trang.
    • Không sử dụng dữ liệu có cấu trúc để đánh lừa người dùng: Không được mạo danh bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

    2.2.2 Mức độ liên quan

    Dữ liệu có cấu trúc của bạn phải mô tả chính xác nội dung trang. Những ví dụ sau sẽ giúp bạn rõ ràng điều này hơn.

    • Website bạn bán điện thoại nhưng gắn @type là Công thức nấu ăn
    • Trang Blog cá nhân nhưng gắn @type là Tổ chức (Organization)

    Một số sai lầm khi người quản trị website chưa có kinh nghiệm hiện nay đang mắc phải như:

    • Trang thông tin bài viết nhưng sử dụng Schema về Product    
    • Trang thông tin sản phẩm chỉ có chức năng đánh giá sao nhưng cài đặt Schema về Customer Review (Customer Review yêu cầu nhiều thông tin về review, đánh giá, ảnh thực tế sản phẩm… chứ không chỉ đánh giá sao)
    • Và một số vấn đề khác

    2.2.3 Mức độ hoàn chỉnh của Schema

    • Tất cả các trường thông tin bắt buộc đều phải được điền đầy đủ. Nếu thiếu thông tin tại các trường bắt buộc sẽ không được hiển thị lên kết quả tìm kiếm. 
    • Nếu bạn càng cung cấp nhiều thuộc tính được khuyến khích, đề xuất, website sẽ càng được hiển thị tốt hơn cho người dùng trong kết quả tìm kiếm.

    Ví dụ :

    Tin tức tuyển dụng thì mức lương không phải là trường bắt buộc nhưng được khuyến khích. Vì người đọc thích các tin tuyển dụng có thông tin này. Nếu bạn có cung cấp và đánh dấu nó thì sẽ dễ dàng hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm hơn. 

    2.2.4 Vị trí đặt Schema

    • Đặt dữ liệu có cấu trúc trên trang mà dữ liệu đó mô tả
    • Nếu bạn có các trang, bài viết, sản phẩm trùng lặp chứa nội dung giống nhau thì cần đặt schema trên tất cả các trang trùng lặp chứ không chỉ trên trang chuẩn

    2.2.5 Tính cụ thể

    • Hãy cố gắng sử dụng các loại thuộc tính và tên thuộc tính cụ thể nhất được xác định bởi schema.org. Bạn nên sử dụng thư viện để tra cứu nhằm tìm ra loại thuộc tính chính xác nhất cho loại dữ liệu của mình.
    • Bạn cần thực hiện theo tất cả các nguyên tắc được Google quy định trong thư viện tìm kiếm

    2.2.6 Nguyên tắc về hình ảnh

    • Khi chỉ định hình ảnh là một thuộc tính của dữ liệu có cấu trúc, hãy đảm bảo rằng hình ảnh thực sự nằm trong dữ liệu đó. Nghĩa là, nếu bạn đã đánh dấu 1 bức ảnh trong schema của trang thì bắt buộc bức ảnh đó phải hiển thị cho người dùng nhìn thấy trên giao diện.
    • Đảm bảo tất cả các URL hình ảnh đều phải cho phép Googlebot thu thập và lập chỉ mục. Nếu có URL ảnh nào vi phạm thì Google sẽ không thể hiển thị bức ảnh đó trên kết quả tìm kiếm.

    2.2.7 Cho phép đánh dấu nhiều phần tử trên một trang

    Google cho phép đánh dấu dữ liệu có cấu trúc nhiều phần tử trong 1 trang, miễn dữ liệu đó có liên quan đến nội dung của trang.

    Ví dụ: 

    Trang bài viết “Tin tức” chúng ta có thể đánh dấu schema cho Article, Organization, Author vì tất cả các phần tử này đều liên quan đến nội dung của bài tin tức.

    Tuy nhiên khi có 1 danh sách các mục, nếu bạn đánh dấu 1 mục trong danh sách thì bạn bắt buộc phải đánh dấu tất cả các mục còn lại.

    3. 6 loại Schema phổ biến

    Trên internet có rất nhiều thông tin về các loại đối tượng khác nhau, thông tin về 1 người, 1 công ty/doanh nghiệp, thông tin công thức nấu các món ăn, thông tin về sách, phim ảnh, các ca khúc, tác phẩm nghệ thuật… cũng như trong cuộc sống thực. Vì vậy, cấu trúc của các dữ liệu mô tả cho các đối tượng này cũng có rất nhiều loại khác nhau.

    Và cũng có rất nhiều loại Schema tạo ra các dữ liệu có cấu trúc, các loại Schema chính mà hiện nay chúng ta gặp phổ biến nhất có thể kể đến như:

    3.1. Schema Article

    Đây là loại Schema mà người search Google nhìn thấy nhiều nhất. Nó được dùng cho các tin tức, thể thao, bài viết blog được hiển thị dưới dạng slide các mẩu tin với giao diện khá đẹp gồm cả tiêu đề, ảnh đại diện bài viết, thời gian đăng tải, đơn vị đăng tải… 

    Ví dụ về Article Schema

    Ví dụ về Article Schema

    Ta có thể thấy những tin tức mới nhất về việc “Mỹ tấn công Iran” trên top stories của trang kết quả tìm kiếm Google nhờ Article Schema. Tiêu đề, ảnh đại diện, tờ báo phát hành và thời gian phát hành tin tức được Google hiện thị rõ ràng và trực quan cho người đọc.

    3.2. Schema Breadcrumb

    Là loại schema cực kỳ phổ biến, xuất hiện trong rất nhiều các loại kết quả tìm kiếm khác nhau.

    Schema Breadcumb hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm

    Schema Breadcumb hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm

    Do các website hiện nay đều được thiết kế Breadcumb cho các chức năng nên Breadcumb xuất hiện rất phổ biến trong các kết quả tìm kiếm. Kể cả khi website không cài đặt schema cho breadcumb thì Googlebot cũng có thể dễ dàng tự nhận diện và lấy được thông tin này.

    3.3. Sự kiện – Event

    Loại schema dành cho các sự kiện như hòa nhạc, biểu diễn nghệ thuật, buổi hội thảo, tọa đàm… sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để người quan tâm có thể tham dự như: tên chương trình, thời gian, địa điểm….

    Schema Event về những buổi hòa nhạc, live music tại Hà Nội sắp tới

    Schema Event về những buổi hòa nhạc, live music tại Hà Nội sắp tới

    3.4. Schema Hỏi Đáp – FAQ

    Loại schema này tạo ra cấu trúc cho câu hỏi và câu trả lời cho 1 vấn đề mà người dùng đang tìm kiếm.

    Schema hỏi đáp về việc cài đặt localhost được hiển thị dưới website matbao.net

    Schema hỏi đáp về việc cài đặt localhost được hiển thị dưới website matbao.net

    Với ví dụ trên, những câu hỏi mà người dùng quan tâm về chủ đề “cài đặt Localhost” như “Localhost là gì ?” “Phân biệt Localhost và 127.0.0.1” … được trang matbao đánh dấu dữ liệu có cấu trúc dạng Hỏi Đáp – FAQ giúp người dùng thấy được đáp án cho từng câu trả lời một cách nhanh nhất.

    3.5. Schema Product

    Tạo dữ liệu có cấu trúc cho các thông tin về một sản phẩm như mức giá, tình trạng kho hàng và đánh giá xếp hạng.

    Schema Product sản phẩm Lava Lite trên trang Walmart

    Schema Product sản phẩm Lava Lite trên trang Walmart

    Hình ảnh trên dễ dàng cho người dùng thấy ngay giá của sản phẩm đèn Lava Lite là 13.17$, tình trạng vẫn còn hàng (in stock), được 60 bầu chọn với điểm số 3.5/5, được trang Walmart.com bán trên website. 

    Tất cả thông tin đã được cài đặt đánh dấu qua schema Product.

    3.6. Schema tuyển dụng – JobPosting

    Schema Job Posting tạo ra dữ liệu có cấu trúc về các tin tức tuyển dụng, giúp người search tìm thấy nội dung tin tuyển dụng hợp với bản thân 1 cách nhanh nhất.

    Schema về tuyển dụng

    Schema về tuyển dụng

    Trong ví dụ tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh ở trên, người dùng dễ dàng nhìn thấy thông tin tuyển dụng cơ bản mà mình quan tâm như tên công ty tuyển dụng, loại hình làm việc fulltime hay partime, mức lương cơ bản.

    Và còn rất nhiều loại Schema khác đã được thông tin đầy đủ trong thư viện https://schema.org/

    4. Lợi ích của Schema đến SEO

    Như vậy HOC11.VN đã giới thiệu đến bạn cách Schema hoạt động và thể hiện thế nào trong kết quả tìm kiếm của Google. 

    Mặc dù Google không bao giờ khẳng định rằng Schema có tác động đến thứ hạng website trên trang tìm kiếm Google, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Schema có tác động khá lớn đến SEO thế nào. 

    Trong đó có thể kể đến như: cải thiện CTR, nâng cao độ tin cậy, uy tín của website.

    4.1. Cải thiện CTR

    Với SEOer thì CTR là 1 chỉ số rất quen thuộc và ai cũng hiểu tầm quan trọng của nó. 

    Schema giúp cho website hiển thị trong kết quả Google Search 1 cách trực quan, dễ nhìn và “đẹp” hơn, từ đó tỉ lệ người dùng click vào sẽ tăng lên.

    Như vậy chúng ta có thêm cơ hội để SEO hiệu quả hơn so với việc không sử dụng schema.

    4.2. Google đánh giá nội dung nhanh và chính xác hơn.

    Khi 1 trang mới được Google bắt đầu index thường sẽ không thể có thứ hạng cao và chính xác nhất ứng với mức độ chất lượng nội dung của nó. Google cần thời gian để hiểu nội dung và đánh giá đúng chất lượng nội dung trên trang.

    Schema sẽ đẩy nhanh quá trình này. Thông qua việc cài đặt, khai báo dữ liệu có cấu trúc đúng chuẩn theo quy định cho các thông tin có liên quan đến trang. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian để Search Engine của Google hiểu và đánh giá đúng chất lượng nội dung, thậm chí cả độ uy tín của website.

    Với kinh nghiệm thực tế của mình, HOC11.VN tin rằng nếu bạn làm tốt, chắc chắn kết quả SEO sẽ được cải thiện. 

    5. Hướng dẫn tạo Schema cho website

    Để tạo schema cho website chúng ta cần tạo ra 1 đoạn code theo đúng cấu trúc như trang schema.org quy định. 

    Định dạng JSON-LD được Google khuyến khích sử dụng. Do đó để làm việc này chúng ta cần có chút hiểu biết về code, còn nếu không có kiến thức gì thì nhất thiết phải nhờ đội lập trình website hỗ trợ.

    Tuy nhiên với những website sử dụng các nền tảng CMS phổ biến hiện nay như WordPress, Magento, drupal… thì có giải pháp đơn giản hơn, đó là sử dụng plugin.

    Sau đây là 1 số plugin nổi bất nhất cho mỗi nền tảng CMS phổ biến.

    5.1. Schema pro – schema plugin mạnh nhất cho WordPress

    Trong rất nhiều các plugin hỗ trợ SEO cho WordPress ngày nay thì Schema Pro đang được sử dụng nhiều không kém các plugin quen thuộc khác như Yoast SEO hay kk Rating…

    5.1.1. Schema Pro là gì ?

    Schema Pro là tạo schema markup hàng đầu cho WordPress đã có 9 năm tuổi. Đây là 1 trong các sản phẩm nổi bật của Brainstorm Force, 1 công ty sở hữu rất nhiều plugin WordPress nổi tiếng trong cộng đồng mã nguồn mở này.

    Với Schema Pro, người quản trị website WordPress có thể dễ dàng tạo ra rất nhiều loại dữ liệu có cấu trúc đúng chuẩn Google mà không cần can thiệp vào mã nguồn của website.

    Bạn có thể mua sản phẩm tại website chính thức của Schema Pro: https://wpschema.com/pricing/

    iện đang được ưu đãi với giá 55$ cho 1 năm sử dụng hoặc 249$ để dùng trọn đời đối với doanh nghiệp. Đối với các Agency, tài khoản có giá 249$/ năm và 699$ trọn đời.

    5.1.2 Hướng dẫn sử dụng Schema Pro

    Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn không cần có bất cứ kỹ năng lập trình nào khi sử dụng Schema Pro. Plugin này mang lại cho bạn 1 cách rất dễ dàng để tạo ra các loại dữ liệu có cấu trúc khác nhau theo đúng chuẩn của Google, cách sử dụng cũng khá đơn giản.

    5.1.2.1 Cài đặt plugin Schema Pro lên website

    Sau khi đã mua bạn sẽ có file cài đặt của Schema Pro, cách cài đặt không khác gì các plugin khác quen thuộc trên wordpress.

    Bước 1: Đăng nhập quản trị website -> “Plugin” -> “Cài mới”

    Cài đặt Schema Pro

    Cài đặt Schema Pro

    Bước 2: Chọn “Tải plugin lên”

    Tải plugin lên

    Bước 3: Sau đó chọn đến file cài đặt của Schema Pro để cài đặt.

    Nếu không có xung đột plugin hay lỗi nào bất thường bạn sẽ thấy Schema Pro hiện lên tại phần cài đặt.

    Schema Pro trong phần cài đặt

    Schema Pro trong phần cài đặt

    5.1.2.2 Thiết lập Schema cho các trang trên website

    Trước hết chúng ta nên cài đặt những thiết lập chung cho toàn website. Hãy bắt đầu:

    Configuration -> General

    Tại đây có 2 mục bạn cần cài đặt

    Site Logo: Bạn cần chọn logo cho website của mình.

    This Website Represent a: tại đây nếu website bạn là cá nhận bạn sẽ chọn Person, còn nếu là web của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức… thì chọn Company

    General Schema Pro

    General Schema Pro

    Social Profile

    Đây là nơi bạn sẽ đánh dấu dữ liệu về các kênh mạng xã hội của cá nhân hoặc tổ chức của bạn

    Bạn nên điền đầy đủ nhất các kênh mạng xã hội hiện có.

    Social Profile

    Social Profile

    Corporate Contact

    Bạn cài đặt các thông tin liên lạc của mình tại đây, có 2 mục bắt buộc phải điền là Contact Type (loại liên lạc là kỹ thuật, bán hàng, lễ tân, khẩn cấp…) và Telephone (số điện thoại liên lạc).

    Còn lại các tùy chọn khác bạn có thể điền đầy đủ (Google khuyến khích điều này) hoặc để trống.

    Corporate Contact

    Corporate Contact

    Other Schema

    Những schema cho các thông tin khác về website nhưng khá quan trọng.

    Other Schema

    Other Schema

    Tại đây bạn nên cài đặt

    • Trang About Page: trang giới thiệu về website, tổ chức hay về cá nhân bạn.
    • Trang Contact Page: trang chứa các thông tin liên lạc, trang liên hệ
    • Select Menu for Sitelinks Schema: Lựa chọn Menu mà bạn muốn hiển thị lên Sitelinks trong kết quả search của Google
    • Bạn cũng nên tích vào Enable Breadcumb schemaEnable Sitelinks Search Box

    Advanced Settings

    Advanced Setting

    Advanced Setting

    • Enable Test Schema Link in Toolbar: Bạn nên chọn yes để hiện nút test schema nhanh cho các trang trên website của bạn, tiện cho việc sửa lỗi nhanh.
    • Display Schema Pro Menu Under: Hiển thị Schema Pro tại đâu trong phần quản trị website, mặc định nó luôn trong phần Cài Đặt, nếu bạn thích đặt nó ở chỗ nào khác thì điều chỉnh, còn nếu không có thể bỏ qua.
    • Add Schema Code In: bạn muốn đặt code của schema tại phần header hay footer của website.
    5.1.2.3 Cài đặt các loại schema chính

    Đây là chức năng chính của Schema Pro, hiện tại Schema Pro hỗ trợ các loại dữ liệu có cấu trúc sau:

    • Article
    • Book
    • Course
    • Event
    • Job Posting
    • Local Business
    • Review
    • Person
    • Product
    • Recipe
    • Service
    • Software Application
    • Video Object

    Cách cài đặt chung cho các loại dữ liệu có cấu trúc như sau:

    Add new schema

    Add new schema

    Lựa chọn loại Schema phù hợp, ấn Next

    Tại Target Pages bạn sẽ chọn phạm vi áp dụng của loại Schema này cho các mục vào trên website.

    Cài đặt phạm vi cho schema

    Cài đặt phạm vi cho schema

    Hoàn thành phần setup

    Hoàn thành Setup

    Hoàn thành Setup

    Vậy là xong bước đầu tiên, tiếp theo bạn cần thiết lập các trường thông tin cho loại schema vừa cài đặt.

    Điền các thông tin cần thiết và phù hợp cho các trường thông tin, bạn cần tìm hiểu kỹ và tra cứu trong thư viện schema.org để biết nên cài đặt các trường thông thế nào cho hợp lý

    Cài đặt các trường thông tin hợp lý

    Cài đặt các trường thông tin hợp lý

    Để hướng dẫn chi tiết các loại Schema và cách cài đặt từng trường hợp, từng trường dữ liệu là quá dài để đưa vào bài viết này, chúng tôi sẽ có các bài viết chia sẻ kiến thức chi tiết cụ thể hơn trong tương lai gần.

    5.2 Magento 2 SEO extension – tạo schema cho website Magento

    Magento cũng là 1 trong các CMS phổ biến hiện nay, rất mạnh để tạo các trang thương mại điện tử. Cộng đồng phát triển các plugin cho Magento cũng khá đông đảo, trong các plugin hỗ trợ SEO thì Magento 2 SEO extension là nổi bật nhất trong việc hỗ trợ tạo dữ liệu có cấu trúc.

    Ngoài chức năng tạo dữ liệu cấu trúc, plugin này còn hỗ trợ rất nhiều chức năng của SEO khác như Canonical, tùy biến URL, Title, Descreption SEO, tích hợp sitemap, …

    Plugin này có cả bản miễn phí và 2 bản trả phí 199$ và 299$.

    Bạn có thể xem demo, tải bản miễn phí tại: 

    https://www.mageplaza.com/magento-2-seo-extension/

    5.3 Structured Data – Plugin Schema cho Joomla

    Trước đây Joomla là 1 CMS rất mạnh và phổ biến cho đến khi WordPress chiếm ngôi đầu. Nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều người sử dụng Joomla làm website.

    Các công cụ hỗ trợ SEO trong cộng đồng này vẫn được cập nhật khá tốt không kém cộng đồng của WordPress.

    Google Structured Data là plugin mà bất cứ ai từng SEO 1 website dùng Joomla biết đến. Được viết bởi Tassos Marinos, 1 lập trình viên người Hy Lạp rất nổi tiếng trong cộng đồng Joomla thế giới. Plugin này có đầy đủ các chức năng tương tự Schema Pro của WordPress và hoàn toàn miễn phí sử dụng. Bản cập nhật ngày 06/01/2020 tương thích hoàn toàn với Joomla 3.0 và 4 Alpha.

    Bạn có thể tải miễn phí plugin này tại website:

    https://extensions.joomla.org/extension/google-structured-data/

    5.4 Schema.org Metatag cho Drupal

    Hiện nay Drupal không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng vẫn có plugin được cộng đồng Drupal phát triển cho SEO.

    Nổi bật nhất là Structured Data với bản cập nhật mới nhất ngày 24/11/2019. Plugin này miễn phí hoàn toàn, gồm khá nhiều chức năng hỗ trợ Schema như:

    • Rich Snippets
    • Cài đặt Logo cho công ty, tổ chức
    • Các Links mạng xã hội
    • Thông tin Local Business

    Bạn có thể truy cập: https://www.drupal.org/project/structured_data

    Hoặc tải bản cập nhật mới nhất tháng 11 tại đây.

    5.5. Tạo schema cho website mã nguồn khác

    Với các nền tảng CMS mã nguồn mở giống như trên thì việc tạo Schema khá đơn giản, dễ dàng, không cần bất cứ kỹ năng lập trình gì với việc sử dụng plugin. Ngược lại, với website sử dụng nền tảng riêng, không có cộng đồng hỗ trợ tạo ra các plugin như trên thì vẫn có cách tạo Schema riêng. 

    Tất nhiên bạn cần có kỹ năng lập trình tương đối cơ bản trở lên.

    Nguyên tắc hoạt động của các plugin về bản chất là tự động generate ra các đoạn mã JSON-LD theo đúng chuẩn dữ liệu có cấu trúc mà Google đã quy định.

    Chính vì vậy, khi không có Plugin, vẫn còn có những công cụ online giúp generate các đoạn mã schema đó trên internet. Một số công cụ online được tin dùng như:

    Tất cả đều miễn phí và rất dễ sử dụng.

    Sau khi đã điền các thông tin phù hợp và có được 1 đoạn mã JSON-LD đúng chuẩn, bạn hãy copy và paste vào cuối nội dung của trang.

    Điều này sẽ cần đến 1 số kỹ năng lập trình để đảm bảo bạn không làm hỏng mã nguồn hay có sai sót gì đó trong quá trình thực hiện. Nếu không có hiểu biết hay kỹ năng lập trình, tốt nhất bạn nên nhờ người có kiến thức này để thực hiện, tránh rủi ro lỗi code dẫn đến website dừng hoạt động.

    Trên đây là những kiến thức cơ bản và chính thống nhất về Schema, dữ liệu có cấu trúc và những hướng dẫn ban đầu từ HOC11.VN. Hi vọng rằng, với những bài viết này, bạn có thể sử dụng, cài đặt website của mình một cách chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi, tra cứu trên Google Support và schema.org một cách  thường xuyên. Vì Google luôn cập nhật những kỹ thuật mới mẻ để ngày càng tối ưu hóa dữ liệu có cấu trúc hơn.

    Hãy để lại email để tiếp tục nhận được những bài viết về Schema trong thời gian tới. 

    HOC11.VN – Google Marketing Agency

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *