Những năm gần đây, trà sữa là một hot trend, một thức uống khoái khẩu của các bạn giới trẻ, cũng chính vì thế mà các quán trà sữa được mở ra ngày càng nhiều. Giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, rất nhiều mô hình quán trà sữa vẫn phát triển rất mạnh, nhưng cũng không ít quán phải đóng cửa sớm.
Bạn có biết rằng, kinh doanh trà sữa là một trong những ngành nghề có nhiều rủi ro về tài chính dẫn đến bị lỗ hoặc phá sản ngay khi hoạt động được vài ngày. Sự táo bạo không định hướng, chủ quan hoặc “ảo tưởng sức mạnh” rằng chỉ cần kinh doanh là có thể hốt bạc chính là lý do khiến hàng nghìn người phải nhận lấy thất bại ngay khi vừa mới khởi nghiệp. Nếu quán trà sữa của bạn quá nhạt nhòa và đại trà cộng thêm với những nguyên nhân sau đây thì chắc chắn không thể trụ được lâu.
Cùng SaleKit điểm qua 10 lý do khiến việc kinh doanh trà sữa thất bại nhé!
“Thiên thời địa lợi nhân hòa”, việc chọn địa điểm để đặt quán là vô cùng quan trọng, một địa điểm không phù hợp có thể là lý do duy nhất và cũng là lớn nhất khiến một cửa hàng kinh doanh trà sữa thất bại. Dù cửa hàng của bạn có hoàn hảo đến đâu, nếu đặt ở vị trí lối rẽ hay chẳng mấy ai để ý thì sẽ chẳng bao giờ bạn có được lượng khách hàng cố định và thân thiết.
Vì thế, lời khuyên cho bạn là không nên đặt quán ở những nơi quá vắng khách, nơi có quá nhiều quán trà sữa tương tự và đầu tư khủng hơn. Hoặc nơi không có lấy nhiều các bạn trẻ, vì thức uống này đánh mạnh vào các bạn tuổi teen hay sinh viên.
Nếu không có yếu tố “đẹp mặt bằng” này thì việc dừng chân trong việc kinh doanh không thể tránh khỏi.
Với những ai kinh doanh trà sữa theo hình thức phát triển thương hiệu mới thì chắc chắn sẽ rất thấu hiểu nguyên nhân này. Khi bạn đầu tư quá nhiều vào một khu bếp hay quầy bar hạng nhất hơn là trải nghiệm của khách hàng trong khu vực ăn uống. Hãy cẩn thận với đầu bếp, bartender hay quản lý nhà hàng mà bạn định thuê nếu người đó cho rằng nghệ thuật ẩm thực quan trọng hơn so với những dịch vụ uy tín, nhanh chóng và thân thiện.
Có thể bạn là người có năng khiếu về marketing, quảng cáo giúp thu hút được nhiều khách hàng mới đến với quán của bạn. Thế nhưng, lần đầu tiên họ đến, và cảm thấy chất lượng trà sữa của quán bạn kém, hương vị cũng quá quen thuộc ở rất nhiều những quán trà sữa khác thì rất khó để giữ chân họ. Bởi suy cho cùng thì sản phẩm mới là yếu tố cốt lõi của 1 quán trà sữa.
Vì bán quá chạy và đắt hàng nên chất lượng trà sữa bị “đạp xuống” khá mạnh để đáp ứng nhanh thực khách, từ bột bị trộn cao su, sữa chợ không uy tín, pha chế không đảm bảo chất lượng bị trà trộn.
Thêm vào đó, các trang thông tin đại chúng, thời sự, báo đài cũng đã can thiệp và lên án quá nhiều về an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh trà sữa nên việc kinh doanh bị hạn chế đi rất nhiều. Làm mai một lòng tin cũng như hạn chế đi sở thích của bản thân để thay vào một loại thức uống chất lượng khác.
Vậy nên việc xây dựng uy tín, chất lượng cần được gây dựng mạnh mẽ hơn. Tạo được sự tin cậy và đẩy mạnh quảng bá rộng rãi từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm cần được công khai minh bạch.
Một lý do khiến việc bạn mới khởi nghiệp kinh doanh trà sữa nhưng lại sớm thất bại đó chính là không chú trọng không gian quán trà sữa. Bạn nên biết rằng, trà sữa là thức uống chủ yếu dành cho giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 15 – 30. Và tâm lý chung của đối tượng khách hàng này khi đến quán trà sữa đó là check in, sống ảo. Chính vì thế, yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng đến với quán của bạn đó chính là không gian quán. Bởi đó là hình ảnh đầu tiên họ có thể thấy được từ quán của bạn.
Và một điều chắc chắn rằng, sau khi đến quán của bạn check-in thì những hình ảnh đó sẽ được chia sẻ lên rất nhiều mạng xã hội, bạn không hề tốn một đồng chi phí marketing nào nhưng đã gián tiếp tiếp cận được đến rất nhiều đối tượng khách hàng khác rồi đấy.
Chính vì thế, giữa vô vàn các quán trà sữa như hiện nay, để có thể nổi bật và thu hút được khách hàng thì bạn cần phải thường xuyên có những ý tưởng để trang trí, thiết kế quán đẹp mắt, độc đáo.
Với việc các startup khi mới kinh doanh trà sữa hay các loại thức uống khác như cà phê, sinh tố…. đều phải vật lộn với các loại giá cả trong ngành, những thứ khiến cho việc tạo dựng một công việc ổn định gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần có thêm một vài chiến lược định giá kém nữa thôi, thất bại của bạn sẽ là điều hiển nhiên. Ví dụ, giảm giá loại cafe espresso của bạn để “câu khách” trong khi đó là một trong những sản phẩm ít biến động nhất về mặt giá cả nếu như có chất lượng tốt. Đồng thời, tính giá bằng nhau cho các sản phẩm hay lấy chi phí làm giá bán thay vì giá trung bình của thị trường. Việc định giá nhà hàng cần được xây dựng dựa trên các biên chủ quan khôn ngoan mà chỉ có những người sành sỏi mới đủ kinh nghiệm xây dựng.
Một điều không thể phủ nhận đó là thị hiếu của giới trẻ hiện nay ngày càng phong phú hơn rất nhiều. Những đồ uống mới ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đều có thể trở thành “hot trend” của các bạn trẻ. Vì thế, sự nhạy bén, cập nhật, đổi mới trong kinh doanh trà sữa là một điều không thể thiếu. Nhiều cửa hàng không có ý thức đổi mới, không hiểu nhu cầu thị trường và không quan sát nhu cầu của đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm của quán không thể theo kịp thời đại và người tiêu dùng sẽ thấy chán. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa của các hãng lớn cho thấy, sự hấp dẫn của các cửa hàng trà sữa phải không ngừng được cải thiện thì mới thu hút được khách hàng.
>>> Xem thêm: Kinh doanh trà sữa online không khó với 5 bí quyết sau
Có một điều mà khi kinh doanh ai cũng mong muốn đó là lợi nhuận. Nhưng nếu bạn mới chỉ khởi nghiệp mà lại tập trung vào lợi nhuận từ quá sớm, chỉ chăm chăm làm sao cắt giảm chi phí, ta sẽ cố đàm phán giá cả với các nhà cung cấp thay vì tập trung vào việc tạo dựng những mối quan hệ đối tác quan trọng, sự vận chuyển uy tín và sẽ quá keo kiệt trong từng khẩu phần khi bán hàng và lại làm ngơ việc giành được khách hàng bằng sản phẩm cũng như dịch vụ tốt nhất. Hãy kiếm lấy khách hàng chứ đừng kiếm doanh số bởi thực tế là bạn có thể bị phá sản khi nghĩ quá nhiều về lợi nhuận, khi chưa mang lại giá trị gì cho người khác mà đã đòi móc túi khách hàng.
Kinh doanh không phải trò may rủi. Có một số nhà kinh doanh mới thường ảo tưởng về những ý tưởng sinh lợi nhuận mà cá nhân suy diễn. Bắt chước nhưng lại không có kế hoạch, khiến bạn chết dần chết mòn theo thời gian. Sai lầm lớn nhất dẫn đến thất bại khi kinh doanh là nhà đầu tư không có kế hoạch phát triển rõ ràng. Không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường. Ví dụ: nhu cầu ăn uống của thị trường tại nơi định mở không cao, kinh doanh sản phẩm mà thị trường không cần hoặc rất ít có nhu cầu sử dụng…Hay không biết cách để quản lý dòng tiền, nhân sự không tốt.
Rất nhiều bạn trẻ xuất phát từ niềm đam mê pha chế đồ uống để bắt đầu công việc kinh doanh trà sữa thế nhưng những hiểu biết ấy chắc chắn là chưa đủ để bắt tay vào việc kinh doanh.
Chiến trường nào cũng cần những kẻ “đầu có sạn”. Vì vậy hãy trang bị kiến thức kĩ càng cho bản thân trước khi bắt tay vào mở quán.
>>> Xem thêm: 10 tips kinh doanh trà sữa cần phải nhớ nếu muốn thành công
Sản phẩm của bạn ngon nhưng chỉ có bạn pha ngon còn nhân viên thì pha dở. Bạn đã từng đọc những review kém của các quán trà sữa trên Facebook chưa? Phần lớn trong số đó phàn nàn về thái độ phục vụ của các nhân viên: cáu kỉnh với khách, dọn dẹp chậm trễ, đưa nhầm đồ, không biết cười và niềm nở…
Nhiều người cho rằng, chỉ cần đồ uống ngon, không gian quán đẹp là có thể giữ chân được khách hàng. Nếu bạn có những suy nghĩ đấy thì bạn đã nhầm. Dù cho hương vị trà sữa quán bạn có đặc biệt như thế nào, view quán đẹp ra sao mà thái độ phục vụ của nhân viên quá tệ, thiếu nhiệt tình, thiếu chuyên nghiệp thì chắc chắn quán của bạn sẽ nhận ngay 1 sao đánh giá từ khách hàng. Và bạn nên biết rằng, yếu tố lan truyền là rất khủng khiếp, chỉ cần 1 khách hàng không vừa lòng có thể bạn sẽ mất đến 10 khách hàng khác đấy.
Kinh doanh trà sữa là sự kết hợp hài hòa giữa việc cung cấp sản phẩm chất lượng & dịch vụ tốt. Nhà quản lý cần quan tâm đến nhân viên để thúc đẩy nhân viên tăng năng suất làm việc bằng cách hỏi thăm về tình hình đời sống nhân viên, tặng nhân viên quà vào dịp sinh nhật…. Bằng cách này, họ sẽ cảm thấy hài lòng khi nhận thấy sự quan tâm chu đáo của các cấp quản lý, từ đó sẽ nỗ lực phục vụ khách hàng giúp quán trà sữa tăng lượng khách đến quán.
Ngoài thái độ phục vụ, bạn cũng nên xem xét thời gian phục vụ đồ uống, tránh tình trạng để khách hàng phải chờ đợi quá lâu, cũng sẽ gây mất thiện cảm của khách hàng đối với quán.
Kinh doanh là một trong những công việc chứa đầy tình yêu, và giống như bất cứ một tình yêu tuyệt vời nào khác, công việc đó đòi hỏi cần nhiều sự đam mê và sự kiên trì để có thể đạt được những hạnh phúc chưa từng có. Dù bạn có khởi nghiệp kinh doanh trà sữa theo phong cách riêng hay kinh doanh trà sữa nhượng quyền thì khi bước chân vào con đường này bạn đều cần chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ và một nhân tố mà bạn sẽ luôn cần trong các hành trình doanh nhân là sự kiên trì. Phẩm chất này có thể đưa bạn tiến xa tới hơn những phẩm chất khác.
Đừng thấy người ta thành công trong kinh doanh trà sữa thì mình kinh doanh cũng thành công. Hay bắt chước, ăn cắp những ý tưởng của đối thủ, nếu bạn kinh doanh không có tâm thì chắc chắn sớm thôi sự nghiệp của bạn cũng sẽ sụp đổ. Vì thế, để không gặp thất bại trong kinh doanh trà sữa, bạn nên trau dồi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của người đi trước. Bởi trà sữa là một thị trường tiềm năng những cũng đầy rẫy rủi ro, thách thức dành cho chủ doanh nghiệp, nếu ai có lòng kiên trì, quyết tâm thì chắc chắn sẽ thành công, còn nếu bạn chỉ muốn “dạo chơi” trong kinh doanh thì lời khuyên dành cho bạn là đừng nên bước chân vào.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến kinh doanh quán trà sữa thất bại. Hy vọng với những chia sẻ này của SaleKit sẽ giúp các bạn đã – đang và sẽ có ý định kinh doanh quán trà sữa có thêm được những bài học kinh nghiệm để có thể sở hữu cho mình một quán trà sữa thành công và phát triển.
Phần mềm quản lý bán hàng Hoc11.vn chúc bạn kinh doanh thành công!
Nguồn: https://salekit.vn/blog/kinh-doanh-tra-sua-that-bai.html
Post Views:
680
- Customer Journey – Bản Đồ Hành Trình Khách Hàng [Kèm Mẫu]
- Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi đổi trả hàng trên lazada
- Website Navigation là gì? 7 thực tiễn tốt nhất để cải thiện điều hướng trang web
- 14 Cách tăng traffic cho Website lên 10k/Tháng – Phần 2
- Cách submit sitemap lên Google Search Console, Bing, Yandex