Trào lưu trà sữa bắt đầu từ cuối năm 2016, bùng nổ năm 2017 và đến nay dù đã bớt sôi động nhưng vẫn chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng. Thậm chí thưởng thức trà sữa đã dần trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận người dân. Tuy đến nay thị trường trà sữa đã bước qua giai đoạn cực thịnh nhưng kinh doanh trà sữa vẫn là một thị trường béo bở cho những ai muốn tham gia vào lĩnh vực F&B.
Một cuộc khảo sát của Lozi gần đây công bố có tới 53% số người tham gia khảo sát uống trà sữa ít nhất 1 lần/tuần. Nếu trước đây, trà sữa chủ yếu được học sinh, sinh viên ưa thích, thì hiện nay, nhóm khách độ tuổi trung niên, gia đình…. cũng thường xuyên chọn mua thức uống này. Tệp khách hàng tiềm năng của trà sữa mở rộng 15-34 tuổi, chiếm tới 30% dân số.
Tệp khách hàng lớn, lợi nhuận cao nên kinh doanh trà sữa được các chuyên gia F&B đánh giá là xu hướng kinh doanh nổi bật, sau 6-12 tháng có thể thu hồi vốn.
Hiện nay, việc kinh doanh trà sữa đang được triển khai dưới 2 hình thức: phát triển thương hiệu mới và đăng ký đại lý nhượng quyền. Tuy nhiên, dấn thân vào kinh doanh trà sữa không phải là là điều dễ dàng nhất là đối với những nhà đầu tư tay ngang, với 100 thương hiệu trà sữa lớn nhỏ đang tồn tại trên thị trường, bài toán phát triển thương hiệu mới khó khăn và đòi hỏi nhiều chi phí, nguồn lực. Hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền được ưu ái hơn vì mức độ rủi ro thấp và chi phí đầu tư chỉ từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Dưới đây Phần mềm quản lý bán hàng Hoc11.vn tổng hợp 10 cái tên nhượng quyền trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam cùng với mức giá tham khảo:
Thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Đài Loan – Dingtea có mặt tại thị trường Việt Nam từ khá sớm từ tháng 10/2013. Ding Tea đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ với giới trẻ Việt để tạo dựng nên một trào lưu Trà sữa làm khuynh đảo thị trường đồ uống tại Việt Nam. Chính bởi vậy mà đã có rất nhiều khách hàng tìm đến và muốn nhượng quyền thương hiệu trà sữa Dingtea. Nhưng nhượng quyền thương hiệu Dingtea không phải là dễ.
Dự kiến phí nhượng quyền thương hiệu Ding Tea cho một cửa hàng có thể lên đến 20.000 USD (~ 450 triệu VNĐ). Cho dù khoản phí này có thể dùng vĩnh viễn cho một cửa hàng, nhưng đối với những khách hàng có tiềm lực không lớn về tài chính thì khoản phí này cũng không phải là thấp đối với họ.
Bên cạnh đó, khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền bạn dự kiến cũng cần phải trả một khoản phí quản lý thương hiệu là 100 USD/tháng bên cạnh một khoản tiền nhập nguyên vật liệu từ chính Ding Tea dự kiến khoảng 20.000 USD cho đến 30.000 USD (khoảng 50 – 70 triệu VNĐ) cho 3 tháng.
Đó là chưa kể đến các khách hàng còn cần phải chuẩn bị một số khoản chi phí khác như chi phí cho việc đặt mua máy móc, các thiết bị pha chế (khoảng 100 đến 200 triệu đồng), chi phí đầu tư cho mặt bằng bao gồm sửa chữa, thiết kế, thuê địa điểm… (có thể lên tới 450 cho đến 1 tỷ đồng)
Ngoài ra, các khách hàng cũng cần phải chuẩn bị chi phí thuê nhân công trong vòng một năm là từ 200 đến 500 triệu đồng (tùy theo quy mô và khu vực của từng cửa hàng).
Với những con số trên, khi muốn kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu Ding Tea, ít nhất khách hàng sẽ phải có nguồn vốn từ 1,3 tỷ cho đến 2 tỷ thì mới có đủ tiềm lực để mở và duy trì một cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Ding Tea. Và không phải khách hàng nào cũng đáp ứng được nguồn ngân sách lớn như vậy khi quyết định nhượng quyền thương hiệu Ding Tea.
TocoToco – thương hiệu trà sữa đầu tiên sử dụng nguồn nông sản Việt Nam được thành lập từ năm 2013 với một cửa hàng trong nội thành Hà Nội. Sau 5 năm phát triển và mở rộng thị trường, tính đến thời điểm hiện tại TocoToco đã có hơn 300 cửa hàng đang hoạt động, trong đó tỷ lệ các cửa hàng nhượng quyền chiếm tỉ trọng 70%, và con số này vẫn không ngừng phát triển. Với bề dày hoạt động cùng kinh nghiệm lâu năm từ một thương hiệu phát triển bền vững, TocoToco là một lựa chọn tối ưu để nhượng quyền.
Chi phí cơ bản cho nhượng quyền sẽ dao động từ 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy từng khu vực theo chiến lược hoạt động của TocoToco. Cụ thể:
– 200 triệu đồng/3 năm cho TPHCM, Đà Nẵng, Nha trang, Huế, Hội An, Hải Phòng, Cần Thơ
– 300 triệu đồng/3 năm cho khu vực Hà Nội
TocoToco cho biết hiện họ đang dừng chính sách mở nội thành Hà Nội, và đang linh động cho một vài khu vực vùng ven.
Ngoài chi phí cơ bản trên, khi đăng ký kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu TocoToco, bạn còn phải bỏ ra một số tiền khoảng 400 triệu cho những khoản phí khác như:
– Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm
– Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của TocoToco): Đơn hàng đầu tiên ở mức 195 triệu đồng (chưa gồm VAT). Các đơn hàng tiếp theo đại lý tự lên tùy tình hình kinh doanh.
– Chi phí máy móc, thiết bị (phải mua của công ty): 130 triệu đồng
– Các khoản chi phí khác và chi phí nhân công tương tự như trên.
Gong Cha là thương hiệu trà sữa lâu đời và nổi tiếng ở Đài Loan. Thương hiệu này đã nhượng quyền ra thế giới và đến nay, phát triển gần 3.000 cửa hàng khắp 20 quốc gia. Riêng ở Việt Nam, Gong Cha xuất hiện từ năm 2014, với cửa hàng trà sữa đầu tiên đặt tại Hồ Tùng Mậu, quận 1.
Gong Cha tại Việt Nam là một thương hiệu trà sữa rất khắt khe trong việc chọn được một đối tác phù hợp để chuyển nhượng. Với Gong Cha thì có một quy định cực kỳ chặt chẽ là người chủ hoặc là người trực tiếp đứng ra để quản lý của hàng bắt buộc phỉa đi học cách pha chế về thương hiệu trà này và học cả văn hóa của Công ty TNHH Golden Trust đơn vị nhượng quyền và độc quyền duy nhất của thương hiệu trà sữa Gong Cha tại Việt Nam. Nếu như không có đam mê, không yêu thích về ẩm thực và không đồng đều được văn hóa trong kinh doanh thì công ty Golden Trust nhất quyết sẽ không đồng ý chuyển nhượng. Đó được coi là quy định khá khắt khe trong việc chuyển nhượng quyền Gong Cha. Nhưng cũng nhờ sự khắt khe đó nên đây là thương hiệu trà sữa được mọi người yêu thích nhất, không chỉ về hương vị của nó, mà quan trọng hơn chính là về văn hóa kinh doanh của họ, văn hóa trong nghề phục vụ.
Tổng các chi phí khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu Gong Cha lên tới 3 – 5 tỷ, cụ thể là:
– Phí nhượng quyền thương hiệu: 1 tỷ
– Tiền bảo đảm: 30% giá trị nhượng quyền (300.000.000 đồng)
– Phí mua nguyên vật liệu: 900 triệu (chưa bao gồm vận chuyển ra khu vực khác)
– Nguồn vốn dự phòng: 800 triệu
House of Cha là thương hiệu trà sữa Đài Loan được giới trẻ yêu thích nhờ có nhiều đồ uống hợp xu hướng với menu đa dạng, đồ uống ngon nhưng giá hợp lý. Thương hiệu này có hướng đi riêng tạo ra nhiều đồ uống mới lạ, chất lượng cao phù hợp như cầu thị trường. Trà sữa ở đây được đánh giá có vị trà thơm và vị sữa cân bằng dễ uống, các loại trà kết hợp kem cheese, kem sữa rất được giới trẻ ưu chuộng hiện này đều có mặt trong menu của House of Cha được và được đánh giá có chất lượng bậc nhất hiện nay.
Được biết, Chi phí nhượng quyền ở House of Cha chỉ từ 80 triệu đến 300 triệu tùy từng khu vực nhượng quyền. Theo tính toán để mở một quán House of Cha toàn bộ chi phí cần bỏ ra chỉ khoảng 500 triệu đồng. Chi phí này được coi là “rất dễ thở” trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Một số chi phí cần có kinh kinh doanh trà sữa nhượng quyền House of Cha bao gồm:
– Phí nhượng quyền: chỉ từ 80 triệu, thậm chí miễn phí nhượng quyền với mặt bằng đạt yêu cầu
– Phí mua nguyên liệu: Không quy định
– Phí quản lý và phí doanh thu: tùy khu vực
– Phí máy móc: 60-70 triệu đồng
Thương hiệu trà và cà phê Phúc Long ra đời khá sớm tại Việt Nam. Năm 2018 thương hiệu này đạt doanh thu 473 tỷ đồng đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng sau Highlands Coffee, Starbucks và The Coffee House. Vậy câu hỏi đặt ra là thương hiệu Phúc Long đã nhượng quyền chưa?
Khi được hỏi về các chính sách nhượng quyền cho đối tác, thương hiệu này chia sẻ: “Hiện nay công ty Phúc Long chưa có chính sách nhượng quyền. Thông tin của các đối tác sẽ được ghi nhận, khi có chính sách nhượng quyền, bộ phận chuyên trách sẽ chủ động liên hệ”. Có thể nhận thấy, những bước đi chậm, thăm dò thị trường mà hãng này triển khai với thị trường miền Bắc sẽ phần nào có lợi hơn đối với những đơn vị tiếp nhận nhượng quyền sau này.
Bởi vậy, tuy câu chuyện nhượng quyền Phúc Long vẫn còn đang bỏ ngỏ nhưng đứng trước một mảnh đất tiềm năng, họ muốn vận hành thị trường ổn định hơn để bắt tay vào xây dựng nhượng quyền.
Một giá thuyết về giá nhượng quyền của Phúc Long sẽ tầm 4-5 tỷ đồng. Giả thuyết này dựa trên giá trị của thương hiệu so với Highlands Coffee hiện nay. Giá nhượng quyền của Highlands Coffee hiện nay là 4,3 tỷ. Chi phí này là trọn gói từ setup xây dựng cho đến hoàn thiện và khai trương.
Theo thông tin từ trang Danielfooddiary – một trang mạng chuyên khảo sát ẩm thực nổi tiếng trên thế giới cho biết, Trà sữa KOI Thé vốn cũng xuất phát từ Đài Loan tuy nhiên với cái tên ban đầu là 50 Lan (50嵐). Sau đó, thương hiệu trà sữa này đặt chân đến Singapore thì mới được lấy tên là KOI.
Với tên mới là KOI, thương hiệu trà sữa này bắt đầu nổi tiếng sang rất nhiều các quốc gia khác như Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Nhật Bản, Việt Nam, Hong Kong, Thái Lan, Myanmar, Malaysia…
Tại Việt Nam, tính từ năm 2015 cho đến nay, KOI Thé đã phát triển được hệ thống cửa hàng của mình lên con số 14 tại TP. HCM và chỉ có 3 cửa hàng mới mở trong năm 2019 tại thủ đô Hà Nội.
KOI là một trong những thương hiệu trà sữa mạnh và nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu này lại từ chối việc “nhượng quyền trà sữa”. KOI không nhượng quyền, không tham gia hợp tác cổ phần cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác ngoài Tập đoàn Trà sữa KOI. KOI cũng không phân phối bất kỳ các nguyên liệu, vật liệu pha chế nào ra bên ngoài.
Chính bởi vậy mà thương hiệu này vẫn chưa có chính sách nhượng quyền nào. Và bạn muốn kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu KOI Thé trong thời điểm hiện tại cũng là điều không thể.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn nhượng quyền Trà sữa KOI thì bạn phải xác định chờ đợi thêm trong một thời gian dài nữa và rất có thể kinh phí để bạn đầu tư cho việc nhượng quyền thương hiệu trà sữa này sẽ là rất cao, có thể vượt qua sự tưởng tượng của bạn.
Giữa làn sóng ồ ạt của các thương hiệu của Đài Loan, Goky được nhiều người tiêu dùng tìm đến do đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang hương vị khác biệt. Với mục đích để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, Goky đã luôn duy trì, cố gắng phát triển và hoàn thiện hương vị lẫn chất lượng ngày càng hoàn hảo hơn. Goky không chỉ dừng chân tại Thủ đô Hà Nội mà đã vươn tới khắp cả nước, với mong muốn mở rộng chuỗi cửa hàng và là thương hiệu dẫn đầu thị trường tại Việt Nam.
Để được nhận nhượng quyền trà sữa Goky, các mặt bằng cần phải nằm ở mặt tiền lô góc hoặc có mặt tiền tối thiểu 5m. Chi phí nhượng quyền: 600-800 triệu VND
Là thương hiệu trà sữa nổi tiếng với chất lượng và hương vị tuyệt vời, Royaltea được yêu thích nhất tại Đài Loan. Năm 2016, Royaltea chính thức gia nhập thị trường Việt Nam trước “cơn sốt” trà sữa và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ. Sau 2 năm hoạt động, Royaltea đã chứng minh được chất lượng và sự khác biệt của mình. Royaltea tập trung và phát triển tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Vũng Tàu với một mong muốn có thể mang hương vị này đến các bạn trẻ trên toàn quốc.
Theo báo cáo của hãng, lợi nhuận trung bình hàng tháng cho một của hàng đạt khoảng 200 trăm triệu đồng. Điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi chấp nhận nhượng quyền khi đặc thù có thể thu hồi vốn nhanh khác xa so với kinh doanh các lĩnh vực khác khi phải mất từ 1 – 2 năm, thậm chí nhiều hơn.
Đối với thương vụ này, bạn cần xác định nguồn ngân sách từ 500 – 700 triệu/ 1 cửa hàng, bao gồm các chi phí:
– Chi phí nhượng quyền: 150 triệu
– Chi phí đầu tư trang thiết bị: 100 triệu
– Tiền đảm bảo: 0% giá trị nhượng quyền
– Chi phí mua nguyên vật liệu và đầu tư nghiên cứu thị trường: 120 triệu
– Vốn dự phòng: 50 – 100 triệu
Thương hiệu trà sữa Đài Loan ra đời năm 2013 này đã xuất hiện trên nhiều quốc gia, đặc trưng với đồ uống phục vụ trong cốc đế tròn. Vào Việt Nam vào năm 2018, The Alley nổi tiếng với món nước sữa tươi trân châu đường đen đã “làm mưa làm gió” thu hút nhiều giới trẻ ở khắp cả nước. Tính đến thời điểm này đã có hơn 50 quán trà sữa The Alley nhượng quyền đã được mở ra trên khắp cả nước, ước tính thời gian thu hồi vốn chỉ sau 3-6 tháng.
Khi mở quán trà sữa nhượng quyền tại The Alley bạn sẽ được hỗ trợ nhập nguyên liệu chính hãng giá gốc, chuyển nhượng máy móc và công thức pha chế. Được tư vấn setup cửa hàng, đào tạo nhân sự, quản lý, hỗ trợ khai trương và marketing.
Là một thương hiệu có tên tuổi nên khi đăng ký kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu The Alley bạn cần sẵn sàng có những điều kiện như vị trí của hàng thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm, gần trung tâm thương mại, khu dân cư, văn phòng, xí nghiệp, có chỗ đậu xe. Ngoài ra, mặt bằng của bạn có mặt tiền từ 18m trở lên với diện tích từ 50 – 150m2 là tối ưu.
Tổng chi phí nhượng quyền từ 600 triệu – 1,2 tỷ.
Sharetea là thương hiệu trà sữa nổi tiếng lâu đời tại Đài Loan, điều làm nên tên tuổi của hãng trà sữa này chính là nguyên liệu được chắt lọc tinh hoa từ lá trà nguyên chất, có chất lượng cao của Đài Loan. Các thành phần khác đều được chọn lọc kỹ càng trực tiếp từ Đài Loan. Tất cả được bảo đảm 100% tươi, ngon và an toàn cho sức khỏe người thưởng thức.
Với những cam kết về chất lượng, chẳng trách, thương hiệu này đã có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới, chiếm được cảm tình của giới trẻ ở các nước khó tính như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, Singapore, Indonesia. Khi đến với đất nước hình chữ S, Sharetea đã khiến hội fan cuồng trà sữa Việt Nam lại một lần nữa “điên đảo” bởi những thức uống vừa bắt mắt, vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe này.
Tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa Sharetea được công nhận là một đơn vị nhượng quyền thành công. Hương vị tươi mát, nguyên liệu đảm bảo, nhận được sự ưu ái của khách hàng, thị trường tiềm năng, khả năng phát triển cao là những lý do bạn nên lựa chọn kinh doanh nhượng quyền loại thức uống này.
>>> Xem thêm: 10 tips kinh doanh trà sữa cần phải nhớ nếu muốn thành công
Ưu điểm:
– Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
– Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
– Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
– Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
– Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào.
Nhược điểm:
– Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
– Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
– Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
– Hoạt động không tốt của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Ưu điểm:
– Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương
– Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
– Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
– Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
– Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
– Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
– Quảng cáo tại nơi bán hàng.
– Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất.
– Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Nhược điểm:
– Không phải là thương hiệu riêng của mình.
– Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
– Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
– Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước.
– Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
– Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 nguyên nhân kinh doanh trà sữa thất bại
Nguồn: https://salekit.vn/blog/kinh-doanh-tra-sua-nhuong-quyen.html
Post Views:
990