Cách giảm bounce rate (tỷ lệ thoát trang) là một trong những vấn đề mà website của doanh nghiệp nào cũng tìm cách khắc phục. Việc “chẩn đoán” tỷ lệ thoát trang cao hay thấp là cách hữu ích giúp tăng mức độ tương tác với người dùng, cải thiện xếp hạng website. Có nhiều nhận định cho rằng khi bounce rate quá cao, tức người dùng click vào web và thoát ra ngay lập tức, thì bạn nên xem xét và tối ưu lại. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những nguyên nhân gây tăng lượt bounce rate và 20 cách hữu hiệu để khắc phục chúng.
Những nguyên nhân nào khiến tỷ lệ bounce rate cao?
Đôi khi tỷ lệ bounce rate cao là biểu hiện cho một trải nghiệm người dùng tồi tệ khi website ấy không cung cấp nội dung mà người dùng mong đợi. Mặc khác, tỷ lệ bounce rate cao cũng đem đến kết quả khả quan cho trải nghiệm của người dùng. Ví dụ như một người đang tìm danh sách nguyên liệu trong một món ăn. Họ click vào kết quả tìm kiếm của một web, sau khi nắm được món ăn của họ cần những gì thì họ liền thoát ra khỏi trang. Mặc dù tỷ lệ thoát trang tăng nhưng đây là một ví dụ cho thấy khi người dùng ngay tức khắc tìm được thông tin họ mong muốn, và rời đi ngay.
Khi Google gây gia tăng tỷ lệ thoát trang
Thuật toán của Google có khả năng xác định phần nội dung của trang nói về vấn đề gì và nội dung kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, một vài trường hợp hiếm sẽ xảy ra khi Google hiển thị trang web không đúng với kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ diễn ra khi người dùng chọn từ khoá mơ hồ, hoặc một câu hỏi quá hiếm. Vì thế Google sẽ hiển thị website không đúng/ không liên quan. Nguyên nhân chính của vấn đề này không phải nội dung của web mà do thuật toán của Google, hay do câu hỏi mà người dùng đặt ra.
Việc bounce rate tăng cao không phải lúc nào cũng do trang web của bạn nhưng bạn cũng không được chủ quan và đảm bảo thu hút thêm nhiều người dùng. Sau đây là 20 cách hữu dụng giúp giảm bounce rate dành cho bạn.
- Chú ý đến thời gian tải trang
Cho dù nội dung của trang có hay như thế nào nhưng khi người dùng phải chờ (thậm chí chỉ 3 giây) để trang web được tải lên thì họ đã không còn hứng thú để xem nữa và thoát ra ngay. Thời gian tải trang còn là một vấn đề cực kỳ quan trọng trên thiết bị di động vì họ sẽ rất khó chịu với tốc độ tải quá chậm và quá lâu.
- Thiết kế một website dễ dàng tìm kiếm
Một số trang bỏ qua việc thêm chức năng tìm kiếm trang hoặc làm cho nó khó thấy. Nếu người dùng không thể nhìn thấy nội dung họ đang tìm kiếm trên trang đó thì đây là một công cụ cực kỳ hữu ích mà họ có thể sử dụng để tìm kiếm thay vì có thể rời khỏi trang đó hoàn toàn.
- Cung cấp định hướng dễ dàng
Khi người dùng truy cập vào một trang web, họ cần có định hướng rõ ràng về nơi mà nội dung họ đang tìm kiếm xuất hiện. Nếu việc này không được trình bày rõ ràng một cách trực quan, rất có thể học sẽ thoát khỏi trang web là gia tăng lượt bounce rate lên.
- Tập trung vào phần thiết kế
Một trang web được thiết kế tốt khi nó tạo được cái nhìn trực quan và niềm tin cho người dùng. Đó cũng là một điểm cộng cho chất lượng của web. Bản thân chúng ta cũng sẽ không dành quá nhiều thời gian trên một web có thiết kế gây khó chịu, kém hấp dẫn hoặc thậm chí khó để đặt sự tin tưởng. Bạn không thiết kế web quá tuyệt vời hay sang chảnh, hãy tập trung vào sự chỉnh chu về tổng thể nhằm mang lại sự dễ chịu và đầy đủ chức năng cho trải nghiệm của người dùng.
- Hãy để tâm đến thiết bị di động
Người dùng di động có độ kiên nhẫn ít hơn rất nhiều so với những người dùng laptop, desktop. Website của bạn nên có thiết kế đáp ứng được trải nghiệm vững chắc cho họ.
- Website càng dễ đọc càng tốt
Nội dung trên trang web phải được định dạng rõ ràng và hiệu quả. Điều này rất quan trọng với trải nghiệm người dùng, vì khi người dùng phải đón nhận một lượng thông tin vô tổ chức sẽ khiến họ bỏ qua nội dung quan trọng.
Tuy nhiên, nếu nội dung được trình bày dưới dạng nhiều ô nhỏ, có gạch đầu dòng hoặc chứa hình ảnh, video liên quan, người dùng sẽ có nhiều thời gian hơn để hiểu và chia sẻ nội dung với người khác. Đây là một cách hay để giảm bounce rate cho web.
- Viết nhiều đoạn văn ngắn – một trong những cách giảm bounce rate
Độ dài của bài viết ảnh hưởng là một trong những thứ cơ bản giúp tăng khả năng đọc hiểu nội dung. Bạn có thể ngắt ra nhiều đoạn văn ngắn để lượng khách truy cập có thể đọc được một cách nhanh chóng khi họ sử dụng các thiết bị di động.
- Sử dụng đa dạng nhiều loại nội dung
Khi bạn sử dụng nhiều dạng nội dung như hình ảnh, video, điều đó có thể thu hút thêm nhiều lượt khách truy cập website một cách hiệu quả hơn. Nội dung liên quan đến cách hướng dẫn như hướng dẫn cách kiếm tiền tại nhà,v.v… sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn dưới dạng video.
Hình ảnh chất lượng cao cũng có thể giúp chia nhỏ văn bản, cải thiện khả năng truyền đạt các ý tưởng lớn và giúp giảm tỷ lệ bounce rate.
- Sử dụng các từ khóa liên quan
Việc sử dụng chính xác các từ khoá, câu, đoạn văn và tiêu đề sẽ giúp cho Google biết được nội dung của trang. Nội dung của trang càng gần với những gì khách tìm kiếm, Google sẽ hiển thị chúng lên và giảm tỷ lệ thoát trang.
- Xác định đối tượng mục tiêu
Tương tự như phần từ khoá và nội dung đã nêu trên, xác định cụ thể đối tượng chính của trang web bạn đang hướng đến và tạo ra những nội dung xoay quanh thắc mắc của họ. Theo dõi và tập trung vào một nhóm người dùng cụ thể giúp đảm bảo rằng bạn đang tìm thấy những người muốn tìm những gì trên trang web của bạn. Những người dùng này sẽ tương tác nhiều hơn và có xu hướng dành nhiều thời gian trên web của bạn.
- Tránh xa các cửa sổ Popup
Người dùng thường không thích các quảng cáo xen kẽ nội dung họ đang truy cập. Có rất nhiều cách để hiển thị quảng cáo xen kẽ mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và thứ hạng website. Quy tắc chung là không cản trở khách truy cập trang web và nội dung họ muốn xem. Cho phép họ lướt và tận hưởng nội dung trước là cách hay để trải nghiệm người dùng tốt hơn.
- Giới hạn các quảng cáo gây phân tâm
Tương tự như trên, các quảng cáo hình chữ nhật đặt trên đầu trang thường hoạt động tốt hơn, tiếp theo là quảng cáo dọc hai bên trang. Không nên hiển thị quảng cáo có kích thước quá to gây khó đọc và khiến trải nghiệm người dùng kém. Lắng nghe khách truy cập trang web nếu họ phàn nàn về các quảng cáo cụ thể và theo dõi họ để hiểu lý do tại sao họ gặp sự cố với những quảng cáo đó.
- Thêm nút Call-to-action (CTA)
Nút CTA nên được đặt ở vị trí dễ nhìn để người dùng dễ dàng nhìn thấy khi lướt trên trang web. Màu sắc, kiểu chữ,… và nhiều yếu tố khác có thể tạo ấn tượng khiến người dùng click vào.
- Hạn chế dùng các link bị hỏng
Một số lượng lớn các liên kết bị hỏng sẽ chỉ tạo ra trải nghiệm người dùng kém, khiến khách truy cập vào trang web không hài lòng và thất vọng nếu họ không thể tìm thấy nội dung họ muốn tìm. Qua đó càng gia tăng tỷ lệ thoát trang hơn.
- Tập trung vào internal link (liên kết nội bộ)
Tập trung vào việc tăng khả năng người dùng ở lại trang web của bạn bằng cách sử dụng các liên kết nội bộ để giữ người dùng ở đó. Điều này giúp người dùng dễ dàng đến phần nào của trang web mà họ đang tìm kiếm và giữ cho tổng thể trải nghiệm người dùng trở nên thích thú hơn.
- Đảm bảo link mở ra một tab mới để giảm tỷ lệ thoát trang
Khi tạo chiến lược liên kết nội bộ hợp lý và liên kết đến các trang khác trên một trang web, điều quan trọng cần nhớ là đảm bảo rằng các liên kết đó mở ra một tab. Điều này có thể giúp tăng thời gian người dùng dành cho một trang web vì họ sẽ mở nhiều trang cùng một lúc.
- Một trang 404 sẽ rất hữu dụng
Trang 404 phải thông báo rằng không tìm thấy trang họ đã click và cung cấp các trang web thay thế khác để người dùng hướng đến. Điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát bằng cách giúp người dùng tìm thấy những gì họ đang tìm.
- Sản xuất nội dung mới thường xuyên
Việc luôn sản xuất nhiều bài viết có nhiều nội dung mới nhằm đa dạng chủ đề để người dùng khám phá và giữ chân họ ở trang web của bạn.
- Mức độ tin cậy
Người dùng luôn tìm kiếm mức độ tin cậy khi họ truy cập một trang web. Họ sẽ trải qua quá trình kiểm tra nội dung và đánh giá mức độ đáng tin cậy của nội dung. Bạn có thể thêm các đánh giá tích cực về sản phẩm/ dịch vụ mà trang web của bạn. Hiển thị các con dấu đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho website giúp giúp người dùng tin tưởng vào trang web của bạn. Qua đó giảm khả năng thoát trang của họ.
- Tận dụng Google Analytics và các công cụ khác
Một vài công cụ có thể giúp bạn theo dõi độ tương tác của người dùng, điển hình là Google Analytics có thể theo dõi thời gian lướt trên web, bounce rate, các trang họ thường xuyên xem,…
Theo dõi trải nghiệm người dùng với Microsoft Clarity – một cách khác để giảm bounce rate
Microsoft Clarity là một công cụ miễn phí có thể cung cấp heatmap và ghi lại lượt truy cập của khách hàng. Bạn thể thấy được chính xác người dùng họ làm gì trong khoảng thời gian nào, học tương tác như thế nào với các trang qua đó đưa ra các thay đổi cần thiết.
Cách giảm bounce rate: gia tăng mức độ hài lòng của người dùng
Tăng mức độ tương tác của khách truy cập trang web bằng cách tìm lý do dẫn đến tỷ lệ thoát cao, sau đó sử dụng những thông tin chi tiết đó để cải thiện trải nghiệm người dùng truy cập trang web. Bạn có thể tối ưu hoá khi dùng Google Analytics và Microsoft Clarity để tránh được tỷ lệ thoát trang cao. Kết quả cuối cùng sẽ là một website mà mọi người dùng đều thích thú, đó là điều Google sẽ xếp hạng.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn tìm được nhiều cách giúp giảm bounce rate cho website của mình. Nếu bạn có thắc mắc hoặc tìm hiểu thêm về kiến thức SEO, hãy xem qua các bài blog của Hoc11.vn.
Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/reduce-bounce-rate/258613/#close
Nguồn: https://www.toponseek.com/blogs/top-20-cach-giam-bounce-rate-hieu-qua-giam-toi-uu-ty-le-thoat-trang/
- Everything You Need To Know About Page Redirection In SEO
- Bật mí cách trưng bày sản phẩm bắt mắt, thu hút khách hàng
- Căng thẳng tích cực là gì? Lợi ích của căng thẳng tích cực
- KOLs là gì? KOLs là ai? Tại sao KOLs Marketing quan trọng?
- Giải đáp một số câu hỏi về chương trình “Flash sale của Shop” trên Shopee