SEO là để phục vụ cho Search Engine – Công cụ tìm kiếm hay máy tìm kiếm Vậy Search Engine là gì, chức năng và cách hoạt động của nó ra sao? Cùng HOC11.VN tìm hiểu thông tin chi tiết nhất về Search Engine và top 20 công cụ tìm kiếm phổ biến trên thế giới hiện nay.
1. Search Engine( SE)
1.1. Search Engine là gì?
1.1.1. Khái niệm
Search Engine (Công cụ tìm kiếm, máy tìm kiếm) là một hệ thống phần mềm, được truy cập trên Internet, có chức năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu thông tin theo truy vấn của người dùng. Máy tìm kiếm sẽ cung cấp một danh sách các kết quả phù hợp nhất với những gì người dùng đang cố gắng tìm kiếm.
Hiện tại, công cụ tìm kiếm phổ biến và nổi tiếng nhất là Google. Các công cụ tìm kiếm phổ biến khác bao gồm
1.1.2. Cơ chế hoạt động của Search Engine
Dù khác nhau về thuật toán sắp xếp nhưng hầu hết các Search Engine đều có một phương thức hoạt động giống nhau. Cơ chế làm việc của một Search Engine gồm có ba bước:
- Thu thập dữ liệu(crawling)
- Phân loại và sắp xếp dữ liệu vào kho lưu trữ (indexing)
- Truy xuất dữ liệu (retrieval)
Thu thập dữ liệu( Crawling)
Đây là bước quan trọng đầu tiên mà hầu hết Search Engine đều phải có – Máy tìm kiếm sẽ lập trình ra những con bot( spider, crawler, robot) để đi đến những website được tải lên trên mạng internet. Sau đó con bot sẽ truy xuất những dữ liệu trên trang đó và men theo những đường dẫn liên kết ( link) để truy vấn đến những trang khác liên quan. Nhờ vậy, máy tìm kiếm sẽ truy vấn được tối đa những dữ liệu trên internet.
Phân loại và sắp xếp dữ liệu (Indexing)
Quá trình phân loại và sắp xếp dữ liệu diễn ra ngay lập tức và song song với bước thu thập dữ liệu. Khi sắp xếp dữ liệu, các Search Engine sẽ phân loại và sắp xếp lại dữ liệu đã có được vào trong hệ thống lưu trữ của mình.
Với Google Search, đó là một siêu bộ nhớ gồm hàng chục ngàn ổ cứng với dung lượng tổng lên đến hàng petabyte (1 petabye = 10 tỷ gigabyte). Hiện nay, Google đang có 15 trung tâm đặt cơ sở dữ liệu, đảm bảo mọi thông tin được lưu trữ ở đây để sẵn sàng được trích xuất ngay khi có bất cứ ai nào gõ một thứ gì đó vào khung search.
Truy xuất dữ liệu (retrieval)
Khi nhận yêu cầu tra cứu của người dùng, các Search Engine sẽ thực hiện truy xuất thông tin đã lưu trong cơ sở dữ liệu, thực hiện sắp xếp các kết quả tìm được và hiển thị danh sách câu trả lời cho chúng ta.
Các Search Engine dựa trên 2 tiêu chí để đánh giá thứ tự của các kết quả tìm kiếm: sự liên quan và độ phổ biến. Các kết quả tra cứu liên quan đến yêu cầu của bạn được ưu tiên nhất, sau đó mới xét đến độ phổ biến của từng kết quả.
Tuy nhiên, mỗi Search Engine khác nhau lại có cách đánh giá khác nhau về sự liên quan và độ phổ biến. Đây chính là sự khác biệt về thuật toán tìm kiếm của từng công cụ tìm kiếm.
Quá trình retrieval này cũng là đối tượng chính nhận được sự can thiệp của các thủ thuật SEO. Thông qua SEO, chúng ta khiến cho thuật toán của Search Engine đánh giá cao một kết quả tìm kiếm nào đó và thay đổi thứ hạng của nó trong danh sách các kết quả tra cứu cuối cùng.
Cách mà công cụ tìm kiếm của Google làm việc:
1.1.3. Lịch sử của máy tìm kiếm
Trước tháng 9 năm 1993, World Wide Web hoàn toàn được lập chỉ mục bằng tay. Có một danh sách các máy chủ web được chỉnh sửa bởi Tim Berners-Lee và được lưu trữ trên máy chủ web Cern
Công cụ đầu tiên được sử dụng để tìm kiếm nội dung (trái ngược với người dùng) trên Internet là Archie. Chương trình đã tải xuống danh sách thư mục của tất cả các tệp nằm trên các trang web FTP ( Giao thức truyền tệp ) ẩn danh, công khai , tạo ra một cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm các tên tệp; tuy nhiên, Archie Search Engine không lập chỉ mục nội dung của các trang này vì số lượng dữ liệu rất hạn chế nên có thể dễ dàng tìm kiếm thủ công.
Vào tháng 6 năm 1993, Matthew Gray, đã sản xuất thứ có lẽ là robot web đầu tiên , World Wide Web Wanderer dựa trên Perl và sử dụng nó để tạo ra một chỉ mục gọi là “Wandex”. Mục đích của Wanderer là đo kích thước của World Wide Web, mà nó đã làm cho đến cuối năm 1995
JumpStation (được tạo ra vào tháng 12 năm 1993 bởi Jonathon Fletcher ) đã sử dụng một robot web để tìm các trang web và xây dựng chỉ mục của nó, và sử dụng một biểu mẫu web làm giao diện cho chương trình truy vấn của nó.
Do đó, đây là công cụ khám phá tài nguyên WWW đầu tiên để kết hợp ba tính năng thiết yếu của máy tìm kiếm web (thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và tìm kiếm)
Search engine phổ biến đầu tiên trên Web là Yahoo! được thành lập bởi Jerry Yang và David Filo vào tháng 1 năm 1994.
Năm 1996, Robin Li đã phát triển thuật toán chấm điểm trang RankDex cho xếp hạng trang kết quả của máy tìm kiếm. Đây là công cụ tìm kiếm đầu tiên sử dụng các siêu liên kết để đo lường chất lượng của các trang web mà nó đã lập chỉ mục.
Vào năm 1998 Larry Page đã tham khảo công việc của Li trong một số bằng sáng chế Hoa Kỳ của mình cho PageRank, đánh dấu bước ngoặt lớn cho hệ thống máy tìm kiếm trên toàn thế giới.
Theo nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Web_search_engine
1.2. Phân loại công cụ tìm kiếm
Có hơn 30 loại máy tìm kiếm khác nhau hiện nay, tuy nhiên có 2 cách để phân loại chúng là phân loại theo phương thức hoạt động và phân loại theo chức năng.
1.2.1. Phân loại theo phương pháp hoạt động chính của search engine
Có 4 phương pháp hoạt động chính của các công cụ tìm kiếm khác nhau, cụ thể dưới đây:
Phương pháp 1: Directionary: Thư mục, danh sách
Còn gọi là máy truy tìm theo phân lớp (hierarchical Search Engine) – máy truy tìm này phân lớp sẵn các đối tượng vào các thư mục và người dùng sẽ lựa theo kiểu rẽ nhánh từ từ cho đến khi tìm ra các trang Web mà mình muốn.
Kiểu này dễ cho người truy cập nhưng có điểm yếu là nó không thể bao gồm hết mọi chủ đề mà họ muốn kiếm ra. Hơn nữa, sự phân loại đôi khi không được đầy đủ và chính xác. Điển hình của loại này là Yahoo.com.
Ví dụ: nếu người dùng đang tìm kiếm một trang web về cờ vua, họ có thể đi theo một con đường như: giải trí -> trò chơi -> trò chơi trên bàn cờ -> cờ vua.
Phương pháp 2: Crawl: Thu thập thông tin (Google)
Cơ sở dữ liệu của các máy tìm kiếm được cập nhật hoá bởi các phần mềm đặc biệt thường gọi là “robot”, “spider” hay “Webcrawler”. Các phần mềm này sẽ tự động dò tìm và lập chỉ mục những website trên internet. Sau đó sẽ lưu lại trong hệ thống lưu trữ. Nó cũng sẽ cập nhật những trang có sẵn trong cơ sở dữ liệu để kiếm ra các liên kết (link) từ các trang và trở lại bổ sung dữ liệu cho chính nó sau khi phân tích.
Phần mềm này cũng sẽ báo cáo về các liên kết đã bị đào thải. Khi người dùng thực hiện hành động truy vấn trên ô search box, máy tìm kiếm sẽ truy vấn cơ sở dữ liệu và đưa ra kết quả tốt nhất sau khi phân hạng sẽ được xếp ở thứ tự đầu tiên. Trang thông dụng nhất dùng nguyên tắc này là Google.com
Phương pháp 3: Sử dụng cơ sở dữ liệu đặc biệt
Đặc điểm của loại này là dữ liệu kiếm ra không thực sự có từ địa chỉ trang Web cụ thể qua các máy truy tìm; dữ liệu này tồn tại trong các cơ sở dữ liệu của một máy tính hay mạng ở đâu đó trên Internet mà các trang Web được phép sử dụng.
Tiêu biểu là các trang Web nghiên cứu của các đại học hay học viện như: http://www.academicinfo.net và https://library.ucr.edu/ thuộc kiểu này.
Phương pháp 4: Meta: lấy dữ liệu từ hàng loạt công cụ tìm kiếm khác
Ngày nay, người ta có thể lợi dụng các máy truy tìm sẵn có để thiết kế thành một loại máy truy tìm mới gọi là máy truy tìm ảo. Nguyên tắc của loại máy truy tìm này khá đơn giản. Nó không có cơ sở dữ liệu. Khi hoạt động thì nó sẽ gửi từ khóa đến các máy truy tìm khác một cách đồng loạt và nhận về tất cả các kết quả tìm được. Nhiệm vụ tiếp theo chỉ là phân tích và phân hạng lại các tài liệu tìm được cho thân chủ. Ưu điểm của loại máy truy tìm này là lợi dụng cơ sở dữ liệu của các máy truy tìm khác để tìm ra nhiều kết quả hơn và nhanh hơn. Nhưng vì loại này chỉ tồn tại nếu có các máy truy tìm nguyên thuỷ nên gọi là meta- (tiền tố meta có nghĩa là “siêu hình” hay “ảo”). Điển hình loại này là MetaCrawler.
1.2.2. Phân loại theo chức năng của các máy tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dùng. Vì vậy ứng với mỗi chức năng tìm kiếm khác nhau mà ta có thể phân loại Search Engine như sau:
- Tìm kiếm địa chỉ trang Web
- Tìm kiếm địa chỉ thư điện tử
- Tìm kiếm kiếm thông tin riêng về một người
- Tìm kiếm thông tin về một tổ chức
- Tìm kiếm việc làm
- Tìm kiếm bản đồ…
2. 10 công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất
Một số Search Engine phổ biến có thể kể đến như:
2.1. Google
Google là máy tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay. Được đồng sáng chế bởi Lary Page và Sergey Brin năm 1997, đi vào hoạt động từ năm 1998. Google hoạt động dựa vào lập trình hệ thống Pagerank ( bằng sáng chế năm 1998) và là Search Engine hiện đại nhất ngày nay.
Trung bình, hệ thống pagerank xử lý hơn 3 tỷ truy vấn mỗi ngày, và hàng tỷ thông tin được xử lý, cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Google. Với tốc độ xử lý ưu việt, và luôn phát triển, đổi mới với những thuật toán chống spam, thao túng kết quả tìm kiếm. Google luôn mong muốn mang đến những thông tin hữu ích và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên toàn thế giới.
2.2. Bing
Bing là một search engine được sở hữu và vận hành bởi Microsoft . Dịch vụ này có nguồn gốc từ các công cụ tìm kiếm trước đây của Microsoft: MSN Search, Windows Live Search và sau đó là Live Search. Bing cung cấp nhiều dịch vụ tìm kiếm, bao gồm các sản phẩm tìm kiếm trên web, video, hình ảnh và bản đồ. Nó được phát triển bằng ASP.NET.
Tháng 7 năm 2009, Microsoft và Yahoo! công bố một thỏa thuận trong đó Bing sẽ cung cấp năng lượng cho Yahoo! Search. Tất cả khách hàng và đối tác toàn cầu của Yahoo! Search đã thực hiện chuyển đổi vào đầu năm 2012.
Thỏa thuận đã được thay đổi vào năm 2015, Yahoo! chỉ được yêu cầu sử dụng Bing cho “đa số” các tìm kiếm.
2.3. Yahoo
Yahoo Search trực thuộc sở hữu của tập đoàn Yahoo!. Đây là công cụ tìm kiếm lớn thứ ba trên thế giới tính đến tháng 9 năm 2019, với lượng truy vấn tìm kiếm đạt 1,64% toàn thế giới.
Mặc dù được thành lập từ năm 1995, nhưng phải đến 2004, Yahoo! mới chính thức trình làng sản phẩm Search Engine của mình. Mặc dù được ra đời sau, nhưng do lợi thế về thị phần người sử dụng Yahoo! Messenger và Yahoo! Mail khá lớn. Yahoo Search vẫn cạnh tranh khá tốt với các đối thủ đi trước mình cả nửa thập niên. Trước sự cạnh tranh quá khốc nghiệt với Google Search, năm 2009, Yahoo và Microsoft đã quyết định đi đến một sự thỏa thuận hợp tác cùng phát triển Bing Yahoo Search.
2.4. Baidu
Baidu được thành lập vào tháng 1 năm 2000 bởi Robin Li và Eric Xu . Công cụ tìm kiếm của Baidu hiện là trang web lớn thứ tư trong bảng xếp hạng Alexa Internet . Baidu có nguồn gốc từ RankDex, một search engine được phát triển bởi Robin Li vào năm 1996, trước khi ông thành lập Baidu vào năm 2000.
Để có một thành công như vậy, ngoài việc kế thừa những thành công của những đối thủ đi trước như Google hay Wikipedia, Baidu đã phải có một sự hỗ trợ rất lớn từ chủ nghĩa dân tộc và những hỗ trợ độc quyền của chính phủ của Trung Quốc. Hiện nay, Baidu Search đã trở thành máy tìm kiếm không thể thiếu cho những ai sử dụng tiếng Trung và muốn kinh doanh tại thị trường này.
2.5. Yandex
Yandex Search là một công cụ tìm kiếm web thuộc sở hữu của tập đoàn Yandex của Nga . Nó là sản phẩm cốt lõi của Yandex. Vào tháng 1 năm 2015, Yandex Search đã tạo ra 51,2% tổng lưu lượng tìm kiếm ở Nga theo LiveI Internet
Yandex được thành lập bởi Arkady Volozh, Arkady Borkovsky và Ilya Segalovich.
Yandex là công ty tìm kiếm lớn thứ 4 trên thế giới (theo Comscore) với hơn 150 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và khoảng 50 triệu người dùng thường xuyên. Phương châm của công ty là người dùng có thể tìm kiếm tất cả câu trả lời mà mọi người muốn hỏi. Yandex cũng có thị phần lớn ở Ukraina và Kazakhstan cùng với 43% thị phần ở Belarus.
2.6. Duckduckgo
DuckDuckGo được biết đến là công cụ tìm kiếm không theo dõi người dùng.
Hầu hết các search engine thu thập và lưu trữ dữ liệu tìm kiếm, với Google thậm chí còn liên kết dữ liệu đó với tài khoản của bạn. Thông tin được ghi lại được sử dụng để cá nhân hóa kết quả tìm kiếm của bạn và để hiển thị cho bạn quảng cáo được nhắm mục tiêu.
Nhưng DuckDuckGo (DDG) không theo dõi người dùng và không muốn cá nhân hóa kết quả tìm kiếm của người dùng.
Trang web đã phát triển ổn định kể từ khi thành lập, đi từ trung bình 79.000 lượt tìm kiếm hàng ngày trong năm 2010, lên 38,8 triệu lượt tìm kiếm hàng ngày và 31 tỷ tổng số lượt tìm kiếm tính đến tháng 6 năm 2019.
2.7. Ask.com
Trước đây được biết tới với cái tên Ask Jeeves, hiện nay Ask.com chiếm khoảng 3% thị ngành công nghiệp tìm kiếm. Ask được phát triển dựa theo định dạng câu hỏi/câu trả lời, phổ biến với các kết quả có ngôn từ tự nhiên, thông tục.
Hầu hết các câu hỏi được đã được chọn lọc kỹ lưỡng và được trả lời bởi những người dùng khác. Bên cạnh đó, Ask cũng cung cấp chức năng tìm kiếm thông thường
2.8. aol.com
AOL là dịch vụ thông tin trực tuyến do hãng AOL cung cấp. Trụ sở của AOL đặt tại Vienna, Virginia. Được thành lập và phát triển để cung cấp các dịch vụ email, tin tức, đào tạo và truy cập internet phục vụ nhu cầu người dùng.
Thời kỳ hoàng kim, AOL là nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất, tầm cỡ tại thị trường Mỹ. Chính sự phát triển đó giúp hãng càng lớn mạnh hơn, có tầm ảnh hưởng không nhỏ trên toàn thế giới.
2.9. Lycos
Lycos, Inc., là một cổng thông tin web được thành lập vào năm 1994, tách ra khỏi Đại học Carnegie Mellon . Lycos cũng bao gồm một mạng lưới email, lưu trữ web, mạng xã hội và các trang web giải trí.
Lycoslà một trong những search engine lâu đời nhất trên internet. Hiện này, nó đã được kết nối với Ask.com và là đối tác của Blinkx trong việc tìm kiếm các video.
2.10. Wolframalpha.com
wolframalpha.com là một làn gió mới trong danh sách những công cụ tìm kiếm hiện nay, bởi nó trả về kết quả theo truy vấn theo ngôn ngữ tự nhiên người dùng.
Máy tìm kiếm này đưa ra lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi người dùng chứ không liệt kê một danh sách những sự lựa chọn và bắt người dùng phải đọc và lựa chọn thông tin.
3. Top 9 công cụ tìm kiếm độc đáo
3.1. Ecosia: chiến dịch gây quỹ trồng cây xanh toàn cầu
Ecosia có trụ sở tại Berlin, Đức. Công ty này tham gia chiến dịch trồng cây bằng cách quyên tặng ít nhất 80% thu nhập thặng dư cho các tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu tái trồng rừng và vận động các chiến dịch bảo tồn
Kết quả tìm kiếm trên Ecosia hiện được cung cấp bởi Microsoft Bing và được tăng cường bởi các thuật toán riêng của công ty. Nó hiện có sẵn tại định dạng trình duyệt web hoặc ứng dụng di động trên thiết bị hệ điều hành Android và iOS.
3.2. Dogpile: tổng hợp thông tin từ các công cụ tìm kiếm khác
Dogpile nhận kết quả từ các công cụ tìm kiếm khác như Google và Yahoo. Nó kết hợp các kết quả từ các trang web khác, chọn những gì phù hợp nhất dựa trên tìm kiếm của bạn và sau đó cung cấp cho bạn kết quả phù hợp.
3.3. Yippy: nhóm kết quả tìm kiếm thành các chủ đề (cluster)
Yippy là một lựa chọn tuyệt vời khác cho quyền riêng tư, vì nó không theo dõi các tìm kiếm của bạn hoặc hiển thị quảng cáo tùy chỉnh. Nó cho phép bạn tìm kiếm các loại nội dung khác nhau bao gồm các trang web, hình ảnh, tin tức, công việc, blog và dữ liệu chính phủ.
Mặc dù nó không cung cấp cho bạn một lượng lớn kết quả cho truy vấn của bạn, Yippy cũng cho phép bạn lọc kết quả bằng nhiều loại khác nhau như nguồn, thời gian hoặc chủ đề để cung cấp cho bạn các trang web phù hợp nhất.
3.4. Wayback machine: kho lưu trữ lịch sử kỹ thuật số và thông tin
Các Wayback machine lưu trữ kiến thức trên một kho lưu trữ khổng lồ: duy trì bởi Internet Archive, đó là một kho lưu trữ như thế nào tất cả mọi thứ nhìn trên internet trong quá khứ.
Một search engine được thiết kế tốt sẽ cung cấp cho các nhà sử học quyền truy cập vô song để tìm kiếm thông qua các trang trong quá khứ.
Trung bình, các trang chỉ tồn tại ở dạng ban đầu trong 100 ngày trước khi bị xóa; Wayback Machine là một công cụ tuyệt vời để xem mọi thứ đã được chỉnh sửa một cách riêng tư như thế nào, để thay đổi hồ sơ công khai.
3.5. Search Team: tìm kiếm theo 1 nhóm
SearchTeam.com là một công cụ tìm kiếm và quản lý hợp tác. SearchTeam cho phép các cộng tác viên tìm kiếm cùng nhau như một nhóm cho các trang web, video, hình ảnh, tài liệu tham khảo, sách và bài viết và các bài báo học thuật. SearchTeam được ra mắt vào tháng 7 năm 2011 bởi Zakta.
3.6. Kiddle: an toàn cho trẻ nhỏ
KIDDLE được thiết kế để trở thành một máy tìm kiếm an toàn cho trẻ em và được cho là không có các chủ đề gây tranh cãi hoặc trưởng thành. Kết quả đến từ Tìm kiếm an toàn của Google, trang web sẽ lọc ra nội dung rõ ràng hoặc lừa đảo. Trong kết quả tìm kiếm, một vài trang web đầu tiên được liệt kê là những trang được viết cho trẻ em, mà các biên tập viên của Kiddle đã phê duyệt.
3.7. Million Short: bộ lọc đặc biệt cho kết quả tìm kiếm
Trong thời đại của các tập đoàn truyền thông và tối ưu hóa máy tìm kiếm, có thể khó tìm hiểu thông tin từ các nguồn ít được đặt. Million Short nhằm mục đích khắc phục vấn đề đó bằng cách xóa số lượng kết quả hàng đầu do người dùng chỉ định khỏi các tìm kiếm của bạn để làm nổi bật các trang web mà bạn có thể chưa thấy trước đây.
Ví dụ: tìm kiếm “The Verge” đưa ra rất nhiều thuật ngữ liên quan đến trang web Verge, nhưng việc loại bỏ hàng triệu kết quả phổ biến nhất đã đưa chúng tôi đến những nơi như quán bar The Verge ở London.
3.8. Tineye: Tìm kiếm và phân tích hình ảnh
TinEye là một công cụ tìm kiếm hình ảnh ngược giúp bạn tìm nguồn hình ảnh và tìm nơi chúng xuất hiện trên web.
Công cụ cho phép bạn tìm kiếm bằng cả URL và hình ảnh được tải lên. Chỉ cần nhấp vào biểu tượng mũi tên ở phía trước hộp tìm kiếm và tải lên bất kỳ hình ảnh nào từ máy tính của bạn để tìm nơi xuất hiện trực tuyến.
Ngoài ra còn có tiện ích mở rộng TinEye Chrome để tìm kiếm hình ảnh ngược nhanh hơn. Nó cho phép bạn nhấp chuột phải vào bất kỳ hình ảnh nào và tìm kiếm nó bằng công nghệ của TinEye.
3.9. Wolfram Alpha: trả lời các dữ liệu theo cấu trúc
WolframAlpha thuộc sở hữu tư nhân cho phép bạn tính toán các câu trả lời ở cấp độ chuyên gia bằng cách sử dụng các thuật toán đột phá, kiến thức và công nghệ AI của Wolfram.
Nó được thiết kế để cung cấp kiến thức chuyên môn và được phân loại thành Toán học, Khoa học & Công nghệ, Xã hội & Văn hóa và Cuộc sống hàng ngày. Trong đó có các danh mục con khác nhau và các công cụ hữu ích cho phép bạn tính toán dữ liệu, thống kê nghiên cứu và tìm câu trả lời của chuyên gia cho câu hỏi của bạn (bạn sẽ thấy một ví dụ trong một phút).
Cùng với việc là một trung tâm kiến thức chuyên môn, WolframAlpha không theo dõi các tìm kiếm của bạn, mang lại sự an tâm khi nói đến quyền riêng tư.
4. Google – công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới
4.1. Nguyên tắc hoạt động
4.1.1. Cách hoạt động của Google tìm kiếm
Sử dụng những con bot hay “spider”, Google tìm kiếm tổ chức thông tin qua những bước cơ bản sau:
- Thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
- Sắp xếp nội dung của các trang web.
- Tìm kết quả ngay lập tức cho cụm từ tìm kiếm của người dùng.
- Trình bày kết quả theo cách hữu ích nhất.
Điều làm cho Google khác biệt so với những công cụ tìm kiếm khác đó chính là nó luôn cập nhật những thuật toán để mang lại kết quả tốt nhất có thể:
- Luôn luôn tìm kiếm và thu thập những thông tin mới
- Cung cấp những kết quả tìm kiếm chính xác và mang lại giá trị cho người dùng hơn.
- Tốc độ trả về truy vấn nhanh hơn các công cụ khác.
4.1.2. Thuật toán của Google
Không công bố con số chính thức, nhưng theo nhiều chuyên gia SEO, Google có hơn 200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm. Với các thuật toán cốt lõi là Page Rank và bổ trợ như Panda (về nội dung) hay Penguin (về các liên kết), Google ngày càng làm tốt hơn trong việc quản lý và xếp hạng tìm kiếm.
Có thể tóm lược các yếu tố mà thuật toán của Google hoạt động như sau:
- Phân tích các từ khoá tìm kiếm
- Đối sánh tìm kiếm đó sao cho phù hợp truy vấn
- Xếp hạng các trang có nội dung gần và tốt nhất
- Trả về kết quả tốt nhất cho người dùng:
- Xem xét bối cảnh của các truy vấn: vị trí, lịch sử tìm kiếm và cài đặt khi tìm kiếm
Gần đây và trong tương lai, RankBrain sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Hệ thống máy học sẽ phân tích và hiểu cách người dùng sử dụng và tương tác với các kết quả tìm kiếm để mang lại giá trị có ích.
Chính xác là RankBrain đang cố gắng hiểu bạn đang thực sự mong muốn điều gì khi tìm kiếm. Thoả mãn người dùng là một trong những giá trị cốt lõi mà Google luôn luôn muốn hướng tới.
4.1.3. Sứ mệnh của Google
Từ khi ra mắt vào năm 1998, tuy có nhiều cập nhật và phát triển chiến lược nhưng sứ mệnh của Google theo đuổi không thay đổi:
“Sắp xếp thông tin của thế giới và giúp thông tin trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu”.
Trong đó, 3 yếu tố chính mà Google cam kết và hỗ trợ đó là:
- Tập trung vào người dùng: cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp nhất thông qua các kiểm tra đánh giá chất lượng tìm kiếm và liên tục thử nghiệm.
- Hỗ trợ chủ sở hữu trang web: giúp các doanh nghiệp, người sáng tạo nội dung hay chủ các trang web thu hút người dùng khám phá và hiện diện trên kết quả tìm kiếm.
- Cung cấp quyền truy cập tối đa: cung cấp nền tảng mở và miễn phí, đảm bảo tự do thông tin, cải thiện kết quả tìm kiếm và loại bỏ những thông tin vi phạm.
Bạn có thể đọc thêm sứ mệnh của Google tại đây
4.2. Google tìm kiếm phổ biến như thế nào?
Độ phổ biến của công cụ tìm kiếm Google.com:
- Chiếm khoảng 92% thị phần tìm kiếm toàn cầu năm 2019.
- Là công cụ tìm kiếm số 1 tại gần 200 quốc gia, theo Stat Counter
- Trung bình xử lý khoảng 3,5 tỷ đến 4 tỷ tìm kiếm mỗi ngày.
- “Google” – trở thành định nghĩa cho hành động tìm kiếm trên Internet trong từ điển Tiếng Anh.
4.3. Tại sao Google Search Engine lại phổ biến? 5 lý do chính
- Giao diện đơn giản, tối ưu trải nghiệm người dùng.
- Kết quả tìm kiếm chính xác hơn, phong phú hơn và nhanh hơn.
- Sự hỗ trợ tuyệt vời cho doanh nghiệp, người sáng tạo nội dung tiếp cận người dùng, khách hàng.
- Các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và hầu hết đều miễn phí
- Khả năng định vị thương hiệu trong lòng người dùng: Google đồng nghĩa với tìm kiếm trên mạng.
4.4. Nơi mà Google không phải công cụ tìm kiếm chính
Tại một số quốc gia, Google Search không phải số 1 hoặc chịu sự canh tranh gay gắt của search engine bản địa. Một số có thể kể đến là:
4.4.1. Baidu, Search Engine phổ biến nhất tại Trung Quốc
Tại thị trường hơn tỷ dân, Trung Quốc, Baidu là công cụ search được sử dụng nhiều nhất với 68% thị phần người dùng theo Statcounter.
Phần lớn nguyên nhân là do chính sách kiểm duyệt thông tin gắt gao của chính phủ Trung Quốc và ưu tiên các sản phẩm trong nước, gây khó dễ cho Google.
4.4.2. Naver và Seznam
Ngoài yếu tố chính trị, công cụ search số một thế giới gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ của công cụ tìm kiếm bản địa nhờ sự vượt trội về tính năng cũng như trải nghiệm phù hợp văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó.
Có thể kể ra như Yandex ở các nước nói ngôn ngữ Slav (Nga, Belarus…) với 60% thị phần tại Nga, Seznam tại Cộng Hoà Séc hay Naver, Search Engine luôn luôn được người Hàn Quốc tin dùng nhất.
4.4.3. Yahoo Nhật Bản, thói quen của người Nhật
Ở Nhật Bản, người ta vẫn sử dụng nhiều Yahoo Search tương đương với Google, với 35 – 40% thị phần. Điều này một phần do thói quen hình thành từ lâu của người Nhật và họ chưa muốn hoặc sự thay thế của Google là không cần thiết so với Yahoo!.
Điều này đặt ra cho Google phải nỗ lực hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng vốn phụ thuộc nhiều vào văn hoá bản địa, tinh thần dân tộc hay yếu tố chính trị.
5. Tầm quan trọng Search Engine trong marketing online
Internet ngày càng phát triển, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng cũng tăng theo cấp số nhân. Đó là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp có thể khai thác thị trường, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Mà trong đó, công cụ tìm kiếm là cánh cửa để đưa 2 phía gần nhau hơn, đơn giản hơn.
Trong Internet marketing, có 2 lĩnh vực hoạt động phụ thuộc vào máy tìm kiếm, đó là Search Engine Marketing (SEM) và Search Engine Optimization (SEO).
5.1. SEM
Khái niệm “Search Engine Marketing” được đưa ra bởi Danny Sullivan vào năm 2001 bao hàm cả những công việc làm SEO, quản lý những danh sách trả tiền cho các cỗ máy tìm kiếm, đăng các website vào danh bạ web, và phát triển chiến lược Online Marketing cho doanh nghiệp, tổ chức và cả những cá nhân.
SEM bao gồm SEO và ASP:
Xem thêm: Kiến thức về Google Adword
5.2. SEO
Search Engine Optimization hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, là hình thức sử dụng các phương pháp, cách thức khác nhau nhằm nâng cao thứ hạng từ khoá truy vấn và website của doanh nghiệp, cá nhân trên trang xếp hạng kết quả của chúng.
Về cơ bản, cả hai đều giúp doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận khách hàng, người dùng thông qua website. Điểm khác biệt mấu chốt là SEM phải mất chi phí nhưng tiếp cận nhanh chóng với nguồn khách hàng thông qua đấu thầu từ khoá. Còn SEO mất khá nhiều thời gian, nhưng hiệu quả lâu dài và hiệu quả với quảng bá, xây dựng thương hiệu.
Xem thêm: SEO là gì? Mọi góc nhìn về SEO mà bạn cần biết
Hầu hết các máy tìm kiếm hiện nay đều có thể triển khai cả 2 hình thức này. Tất nhiên, Google vẫn là môi trường tốt nhất hiện nay cho các doanh nghiệp hay cá nhân hoạt động.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới dần được áp dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Giúp cho các công cụ tìm kiếm dần phải thay đổi và cập nhật liên tục để xây dựng thông tin đầy đủ và mang lại giá trị trên Internet.
Cũng như vậy, bạn cũng cần cập nhật website, nội dung của mình để phù hợp với nhu cầu của người dùng, dựa trên nguyên tắc “Tôn trọng thuật toán của các công cụ tìm kiếm”. Điều này sẽ giúp mang đến lượng truy cập dồi dào và bền vững, tỷ lệ thuận với khả năng chuyển đổi cao.
Qua bài viết trên, HOC11.VN đã cung cấp cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất về khái niệm, phân loại cũng như tầm quan trọng của công cụ tìm kiếm. Hi vọng rằng, bạn sẽ có cho mình một lựa chọn đúng đắn khi lựa chọn một Search Engine phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp và thị trường.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về quảng cáo trả tiền hoặc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm( SEO) với Google, bạn có thể tham khảo các khoá học tại HOC11.VN Academy. Với hệ thống khoá học được sắp xếp đầy đủ và bài bản từ trình độ cơ bản đến nâng cao, đặc biệt là MIỄN PHÍ, chúng tôi tin chắc sẽ rất hữu ích với công việc của bạn.