Seo ở thời điểm hiện tại không giống như Seo của những năm 2011 – 2015. Ở cái thời điểm mà tool seo trở nên khan hiếm, công cụ để Seoer theo dõi chủ yếu là Webmaster tool hoặc Analytics.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, Seo đã dần phổ biến, đồng nghĩa cạnh tranh cao. Do đó, sự can thiệp của tool vào quá trình seo cũng trở nên phổ biến hơn và mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.
Có vô số tool seo mà nhiều đơn vị seo hàng đầu đang sử dụng, vậy đó là những công cụ seo nào, nó miễn phí hay trả phí? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy cùng tôi xem bài viết dưới đây nhé.
Lest Go!
1.Webmaster Tool
Có thể nói, đến bây giờ thì WMT vẫn là quan trọng nhất và chính xác nhất trong các công cụ seo.
Bổi vì mục đích của chúng ta là seo trên google, thì phải sử dụng những công cụ mà Google cung cấp. WMT là một sản phẩm của Google, những thông tin và số liệu bên trong đó hoàn toàn chuẩn.
Những tính năng của công cụ này đó là:
Submit link cần Seo
Kiểm tra tỷ lệ Click của mọi bài viết trên site
Theo dõi lượng tìm kiếm khách hàng
Kiểm tra liên kết ngoài về ( Backlink) về website hay chưa
……….và còn nhiều công dụng khác.
2. Google Analytics
Cùng với WMT, thì Analytics cũng là sản phẩm miễn phí từ Google. Tool này cung cấp những thông tin hết sức trực quan ngay trên chính website của mình.
Những thông tin quan trọng trên Analytics bạn cần phải biết đó là:
Người dùng vào website từ những nguồn nào ( Direct, Social, hay Organic…)
Thời gian thực của người dùng từng ngày là bao nhiêu.
Người dùng truy cập vào những link nào là nhiều nhất….
Và còn rất nhiều tính năng hấp dẫn khác mà bạn cần phải nắm bắt.
3. SeoQuake
Từ những năm 2010 đến nay, tool seo này vẫn giữ nguyên bản cũ nhưu vậy. Không cập nhật thêm nhiều tính năng mới, nhưng chừng đó cũng đủ giúp bạn tối ưu website trở nên mạnh mẽ rồi.
Những tính năng trong tiện ích Seoquake rất quan trọng như:
Thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, schema, file robots.txt, thẻ canonical….đây là những yêu cầu cần thiết của mỗi website. Mặc dù có nhiều tool khác vẫn có thể làm được như Seo quake, nhưng tiện ích này tiện lợi hơn trong việc sử dụng, trực quan nên rất được mọi người ưa chuộng.
4.SEO tool Beam Us Upvs Screaming Frog
Đây là 2 công cụ giúp bạn tìm ra những khiếm khuyết của website, cũng như những Url cần Seo. Về cơ bản 2 công cụ này có những tính năng khá going nhau. Và đều cài đặt trên Window, dung lượng chưa cũng không nhiều nên trải nghiệm nó rất tuyệt với.
Nhưng tính năng của 2 công cụ seo này đó là:
Tìm ra tiêu đề H1, H2 bị trùng lặp trên website
Tìm ra số ký tự của tiêu đề bị vượt quá giới hạn cho phép
Đây là 2 công cụ giúp ích rất nhiều trong quá trình Seo Onpage của mọi Website. Cứ mỗi lần Google cập nhật về nội dung, thì bạn cần sử dụng 2 tool này để khắc phục.
5. Mozbar
Moz là một công cụ seo rất hữu ích trong quá trình điều phối link. Đặc biệt là Internal Link, Moz hỗ trợ cả tiện ích. Chỉ cần bạn lên Google tìm tiện ích này rồi cài vào Chrome, sau đó đăng ký tài khoản miễn phí và sử dụng thôi.
Moz có tác dụng rất lớn khi giúp bạn tìm ra Link Nofollow và Link Dofollow mà không cần phải vào tận Code hoặc mở Soure để kiểm tra. Thật đơn giản và hiệu quả phải không nào.
6. Similar Web
Đây là công cụ Seo rất hữu ích cho những ai muốn phân tích đối thủ. Nếu bạn sử dụng bản miễn phí thì cũng chưa chắc đã khai thác hết tính năng của nó.
Công dụng của tool seo này đó là đo traffic của mọi website từ các nguồn khác nhau. Do đó bạn sẽ dễ dàng biết được điểm mạnh và điểm yếu của Website đối thủ, từ đó lên kế hoạch Seo một cách bài bản và có kế hoạch.
7. Robots.txt Generator
Robots.txt đóng vai trò rất quan trọng trong website, nếu website bạn được Google lập chỉ mục nhiều hay ít thì phụ thuộc rất nhiều vào Robots.txt này. Thông thường trên mã nguồn WordPress thì có sẵn một số Plugin hỗ trợ bạn làm việc này, tuy nhiên bạn vẫn có thể can thiệp vào đó nếu bạn muốn điều chỉnh file Robots này.
Tác dụng của Robots rất rõ rang, bạn không muốn lập chỉ mục những page, post hay những hình ảnh không cần thiết thì bạn có thể chặn nó lại. Thiết lập File Robots là việc làm cơ bản và đầu tiên đối với mọi website.
8. XML Sitemaps
Sitemaps của website giống như bản đồ trên website vậy. Nó sẽ dẫn đường cho Google bot đến những nơi mà bạn muốn lập chỉ mục. Thường Sitemap sẽ được một số Plugin như Yoast Seo hoặc Rank Math Seo làm tự động giúp bạn.
Việc còn lại là bạn kiểm tra xem nó đã xuất hiện hay chưa mà thôi, truy cập XML Sitemaps để kiểm tra nhé.
9.Ahrefs
Ahrefs là công cụ seo thần thánh, mạnh mẽ nhất mà tất cả những người làm Seo đều muốn sử dụng. Những tính năng mạnh mẽ của Ahrefs đó là: Phân tích backlink, tính tỷ lệ Anchor Text, phân tích từ khóa, check broken link….Đây là những tính năng hết sức quan trọng, mà những ai làm Seo đều cần.
Hiện Ahrefs có giá khá “CHÁT”, tuy nhiên nếu bạn mua được nó về để sử dụng, thì quá trình Seo của bạn xem như thành công 50% chặng đường rồi đó.
Một đều đáng xem ở Ahrefs đó là, công cụ seo này cũng có một con bọ tiếm kiếm riêng. Đồng thời thu thấp hàng tỷ trang web trên thế giới, do đó những số liệu mà Ahrefs trả về cho chúng ta khá chuẩn xác.
10.Linkminer
Linkminer là một sản phẩm của Mangools, đây là công cụ giúp bạn tìm ra những Backink bị gãy ngay trên chính website của bạn. Sau khi tìm được những link gãy đó, bạn có thể lên kế hoạch mới cho quá trình Seo được tốt hơn.
Có thể nói, đây là công cụ cũng mạnh mẽ không thua gì Ahrefs. Bạn có thể mua tài khoản nếu có điều kiện, còn bạn không có điều kiện thì có thể đăng ký tài khoản miễn phí để sử dụng khoảng 7-10 ngày.
11. Spineditor
Đây là công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa tốt nhất tại Việt Nam, thứ hạng từ khóa chính xác đến 90%. Nên được rất nhiều người tin dùng, tuy nhiên điểm yếu của tool seo này đó là không cập nhập hàng tháng, mà nó chỉ cập nhật hàng ngày.
Ngoài ra tính năng kiểm tra trùng lặp nội dung cũng rất chất lượng. Nếu bạn lấy bài của một bài viết bất kỳ, đưa vào tính năng kiểm tra trùng lặp thì công cụ sẽ hiển thị và báo cho bạn biết. Từ đó bạn sửa lại theo ý mình thôi.
12.Yoast Seo và Rank Math Seo
Yoast Seo và Rank Math Seo mục đích chính là giúp bạn đo lường những yếu tố mà Google đề ra. Những yếu tố nào bạn làm chưa tốt, thì 2 Plugin này sẽ báo cho bạn biết, để bạn chỉnh sửa.
Những tính năng của 2 tool này đó là:
Giúp bạn review kết quả trên Google
Hướng dẫn bạn thêm từ khóa vào tiêu đề bài viết
Nhắc bạn khi bạn đưa nhiều từ khóa vào bài viết
Khuyên bạn nên đưa nhiều từ khóa liên quan…
Và còn rất nhiều tính năng khác nữa.
Xem thêm:
Cài đặt Rank Math Seo từ A-Z
13. Majestic
Đây là công cụ seo giúp bạn đánh giá chất lượng của backlink bất kỳ. 2 chỉ số cực kỳ quan trọng bên trong tool này đó là TF và CF.
TF là Trust Flow (chất lượng backlink) và CF là Citation flow (số lượng backlink). Khi bạn kiểm tra website bất kỳ trên Majestic có TF < CF thì đồng nghĩa website này không chất lượng. Việc bạn kiểm tra backlink seo cũng thế, bạn cũng căn cứ vào chỉ số đó mới biết được bạn mua có tốt hay không.
14. Google PageSpeed Insights
Tốc độ Website nhanh hay chậm phụ thuộc vào Google PageSpeed Insights. Đây là tool giúp bạn biết được rằng tôc độ website của bạn trên Mobile và PC là cao hay thấp.
Đồng thời nó cũng chỉ ra những lỗi mà bạn gặp phải, từ đó bạn có thể khắc phục để tôc độ website được nhanh hơn.
15. Google Mobile Friendly Test
Google Mobile Friendly Test giúp bạn biết được website của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không. Việc cần làm đó là truy cập vào Google Mobile Friendly Test và nhấn Analyze. Nếu website bạn chưa đạt những yếu tố mà Google Mobile Friendly Test yêu cầu, tool này sẽ hướng dẫn bạn khắc phục những vấn đề đó.
16. Google Trends
Google Trends cho thấy sự phổ biến của một chủ đề theo thời gian. Sử dụng google trends giúp bạn nắm bắt và tận dụng các chủ đề mới và tránh tạo nội dung về những chủ đề có mối quan tâm ít hơn.
17. Merkle’s Schema Markup Generator
Mục đích của công cụ này là thêm Schema vào trong trang hoặc bài viết trên website. Tại đây bạn có thể lựa chọn tất cả các mẫu Schema mà bạn thích, sau đó dán vào website.
Lưu ý là Schema trong technicalseo thường được Google ưa chuộng và đánh giá rất cao. Ngoài ra, việc thêm Schema vào website bạn, giúp Google hiểu được website bạn nhiều hơn, và Seo cũng dễ hơn.
18. CloudFlare
Cloudflare là một CDN toàn cầu miễn phí . Nó không chỉ có thể tăng tốc trang web của bạn mà còn có thể bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công độc hại.
19. Smush
Smush là một plugin WordPress miễn phí để nén, tối ưu hóa và thay đổi kích thước hình ảnh. Sử dụng nó để đảm bảo các trang web của bạn tải nhanh như chớp.
Lưu ý rằng người dùng miễn phí chỉ có thể tối ưu hóa 50 hình ảnh cùng một lúc. Bạn phải tiếp tục nhấp vào nút Tiếp tục lại trên mạng để tối ưu hóa lô 50 tiếp theo.
20. Wheregoes
Wheregoes là một công cụ đơn giản để kiểm tra đường dẫn chuyển hướng cho bất kỳ URL nào trên website.
Chỉ cần dán vào một URL và nó sẽ hiển thị cả loại (ví dụ: 301, 302, v.v.) và số lượng chuyển hướng trong chuỗi. Bạn nên giảm thiểu số lượng chuyển hướng không cần thiết vì nó làm chậm trang web của bạn và góp phần vào trải nghiệm người dùng kém.
21. Wayback Machine
Wayback Machine của Archive.org cho thấy các trang trông như thế nào trong quá khứ. Chỉ cần bạn lấy một website nào đó vào. Thì bạn sẽ biết được quá khứ website đó hoạt động trong lĩnh vực nào.
22. ShortPixel
Đây là một Plugin nén ảnh chất lượng cao, thông thường khi các bạn up ảnh lên website. Các bạn thường “làm biếng” nén ảnh, do đó gây nặng site và tốc độ load rất chậm.
ShortPixel sẽ làm thay việc đó cho bạn, chỉ cần cài vào , kích hoạt và chờ đợi nó nén ảnh thôi. Plugin này miễn phí 100 ảnh, do đó bạn muốn nhiều hơn thì đăng ký để nén nhiều hơn.
23. Keywordtool.io
Đây là công cụ phân tích từ khóa dài rất hữu hiệu, những công cụ khác như Ahrefs…thường phân tích từ khóa dài không hiệu quả bằng Keywordtoo.io. Chính vì thế bạn cũng nên sử dụng công cụ này để khai thác sâu hơn nhiều từ khóa nhé.
24. IFTTT
IFTTT là một website được sử dụng để kết nối với tất cả những tài khoản mạng xã hội khác. Mục đích chính của IFTTT là xác thực Entity đối với website, làm cho website trở nên uy tín hơn trong mắt Google.
25. SERPSim
SERPSim hiển thị trang web của bạn sẽ trông như thế nào trong kết quả tìm kiếm của Google. Tất cả bạn phải làm là nhập tiêu đề, mô tả meta và URL được đề xuất của bạn .
SERPSim cũng sẽ cho bạn biết nếu tiêu đề và mô tả của bạn quá dài. Bạn nên khắc phục những sự cố này để tránh bị cắt ngắn trong kết quả tìm kiếm.
26. Keyword Surfer
Keyword Surfer là tiện ích mở rộng Chrome miễn phí hiển thị khối lượng tìm kiếm hàng tháng và toàn cầu ước tính cho mọi truy vấn được nhập vào Google. Bạn cũng có thể thấy các từ khóa tương tự và các thuật ngữ liên quan trong thanh bên.
Điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện nghiên cứu từ khóa và phân tích cạnh tranh mà không cần rời SERPs.
27. AlsoAsked.com
Đây là công cụ hết sức tuyệt vời cho những ai đã và đang làm content website. Bạn sẽ không phải lo lắng vì không biết bố trí nội dung bài viết, thay vào đó AlsoAsked.com sẽ giúp bạn làm việc này. Bố cụ bào viết sẽ được AlsoAsked.com hiển thị ngay cho bạn. Việc của bạn là căn cứ theo đó để triển khai thôi.
Tuy nhiên công cụ này chưa hỗ trợ tính năng TIẾNG VIỆT, chỉ phù hợp cho những content tiếng anh thôi nhé.
Và còn rất nhiêu công cụ khác, mà chúng tôi đang cố nghiên cứu cách sử dụng rồi chia sẻ cho các bạn sau.
II. Tạm kết
Trên đây là bài viết chia sẻ 27 công cụ seo cần thiết cho những ai muốn làm Seo, và muốn bước chân vào thế giới Seo. Không có ai tài giỏi để thành thạo hết tất cả những tool seo này, chỉ cần bạn biết kết hợp những tool seo này một cách hài hòa cho công việc, thì công việc của bạn cũng trôi chảy hơn nhiều.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một điều rằng. Bạn đang Seo trên Google thì bạn cần phải tìm đến những tool seo được google phát hành. Không nên quá lạm dụng nhiều vào một công cụ nào hết, điều quan trọng bạn phải biết kết hợp lại nhưng công cụ trên để tăng hiệu quả.
Rồi, bài viết đến đây xin kết thúc, không biết chúng tôi còn thiếu công cụ nào nữa không nhỉ? Nếu còn thì các bạn hãy cmt phía dưới bài viết này giúp chúng tôi nhé.
- Kinh doanh quán cafe nhượng quyền milano cần lưu ý những gì?
- Nhà bán nên nắm rõ các chương trình tăng lượt truy cập trên Lazada
- Quy trình chăm sóc da tối giản 3 bước trong 10 phút mà hiệu quả cho người không có thời gian
- Hướng dẫn sử dụng Google Search Console từ A – Z
- Hướng dẫn cách mở quán cafe nhượng quyền Highland chi tiết nhất