Bất kỳ ngành nghề nào khi kinh doanh cũng sẽ đều gặp phải những khó khăn và rủi ro khó mà tránh được. Cách duy nhất để có thể vượt qua là tìm cách khắc phục để giảm thiểu tối đa rủi ro mà nhà hàng gặp phải. Dưới đây là 5 khó khăn khi kinh doanh nhà hàng mà gần như ai cũng gặp phải khi mới bắt đầu.
1 . Gian lận và ăn trộm.
Tình trạng này có thể diễn ra ở bất cứ hình thức kinh doanh nào chứ không phải chỉ gặp ở mô hình nhà hàng. Bạn nên cẩn trọng với cả nhân viên của mình dù họ đã thông qua tuyển chọn. Các loại rượu đắt tiền hay thực phẩm nguyên liệu quý sẽ là những thứ dễ lấy và bị nhân viên gian lận như ăn vụng. Chủ nhà hàng nên có sự chuẩn phòng vệ ngay từ đầu nhằm thắt chặt quản lý và giám sát nhân viên. Bạn có thể sử dụng camera ở hầu hết những nơi cần thiết để giám sát hành vi và hoạt động của nhân viên. Điều này góp phần tác động đến tâm lý nhân viên, bạn cũng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề nếu có.
Thêm vào đó, bạn nên cân nhắc tới việc sử dụng phần mềm quản lý kho hàng của Bota, phần mềm này sẽ giúp bạn biết được các sản phẩm hiện có trong kho là bao nhiêu, dù cho bạn ở bất kỳ đâu cũng có thể biết rõ được số lương của từng loại mặt hàng tồn hay đã bán.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Nếu nhà hàng không tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm được đề ra mà chỉ “làm điêu ăn dối” nhằm muốn ăn lãi nhiều nhất, cắt giảm chi phí thì khi khách hàng của bạn xảy ra liên quan tới sức khỏe, bắt nguồn từ việc sau khi dùng bữa tại nhà hàng của bạn thì phía nhà hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. Nặng hơn là phải bồi thường cho khách, không những thế cho dù bạn đã bồi thường thì vẫn để lại ấn tượng xấu khiến khách hàng khó mà quay lại lần tiếp theo.
Điều này gây ảnh hưởng cực kỳ xấu tới hình ảnh thương hiệu của bạn, nó giống như một vết nhơ trong sự nghiệp và khiến lượng khách tới nhà hàng ít dần đi.
3. Thực phẩm hết hạn hoặc đã hỏng.
Như đã nói ở mục trên có một số nhà hàng vì muốn tối đa hóa lợi nhuận mà tiết kiệm không vứt những thực phẩm đã không còn dùng được nữa, hoặc sử dụng dầu ăn chế biến nhiều lần chiên lại thực phẩm cho khách, hoa quả không còn tươi ngon nhưng vẫn mang sử dụng cho khách…
Bạn cần phải kiểm soát tốt vấn đề này và chỉ nên sử dụng những sản phẩm còn hạn, đảm bảo vệ sinh và chưa hư hỏng để phục vụ khách hàng. Ngoài ra, phần mềm quản lý kho hàng cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý được lượng hàng hóa xuất và nhập của bạn. Từ đó, nhà hàng có thể kiểm soát tốt số lượng cũng như tính toán phù hợp với lượng tiêu thụ.
4. An toàn cháy nổ.
Nhà hàng cần đảm bảo về độ thông thoáng và tốt nhất nên có cả cửa thoát hiểm hoặc từ 2 cửa trở lên nếu có điều kiện. Đa phần nhà hàng đều sử dụng loại bếp tại chỗ nên dễ dẫn tới cháy nổ, đặc biệt là khi tiếp xúc với nguồn điện và dầu mỡ gần đó.
Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cháy nổ là do hở ga, dầu mỡ tràn lan xung quanh khu vực bếp, những vật dễ gây cháy để gần lửa/bếp… Nếu để không may xảy ra cháy nổ nhà hàng thì ngoài phải chịu mọi trách nhiệm về mặt pháp lý thì bạn còn phải chi trả thêm nhiều chi phí thiệt hại khác. Để đảm bảo cho khách hàng và chính nhà hàng của bạn thì hãy lau chùi vệ sinh thường xuyên, kiểm tra định kỳ bình cứu hỏa còn sử dụng được nữa hay không.
5. Không gây dựng được hình ảnh cho nhà hàng.
Thuê mặt bằng không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi bạn cố gắng tiếp cận với khách hàng. Nếu không có nhiều kinh nghiệm khi kinh doanh thì bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro cao hơn, nặng nề hơn có khi còn phải đóng cửa.
Vậy nên xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt nên bắt đầu từ thiết kế website bởi bất kỳ doanh nghiệp chuyên nghiệp nào cũng có cho mình một website giới thiệu sản phẩm/dịch vụ riêng, website sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu sản phẩm.
Nguồn: https://bota.vn/top-5-nhung-van-de-ma-kinh-doanh-nha-hang-thuong-gap-phai/
- Seo từ khoá là gì? và cách chọn từ khoá hiệu quả
- Cách chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác
- 7 công cụ backlink checker tốt nhất 2021 – Nên sử dụng công cụ miễn phí hay trả phí?
- Lợi ích của bông hẹ và những món ăn từ bông hẹ tốt cho sinh lý nam
- Làm thế nào để xây dựng thương hiệu một cách thành công 2020 (P2: duy trì thương hiệu)