Trước đây, khi nhắc tới nghề môi giới bất động sản, đến 80% mọi người sẽ có những lời nói không hay về cái nghề “làm dâu trăm họ” này. Phải chăng đó là một tên gọi khác của “cò đất” chuyên lừa đảo? Hay những người làm nghề này luôn có thu nhập khủng, chỉ cần chuyên mặc đồ đẹp, nói chuyện khéo léo? Có vô vàn suy nghĩ, định nghĩa về những người môi giới.
Và bạn biết đấy, người ngoài nhìn vào thì sẽ thấy “thèm thuồng” với kết quả mà những người môi giới bất động sản chuyên nghiệp đạt được, nhưng chỉ có người trong nghề mới nhìn nhận rõ để có được thành công như thế phải đánh đổi rất nhiều mồ hôi, công sức, nhiều khi còn là danh dự của bản thân.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Nhân viên môi giới là đội ngũ không thể thiếu trong kinh doanh bất động sản vì nhờ có họ mà các giao dịch nhà đất trở nên thuận lợi hơn. Bởi vì họ là những người giúp cho người mua chọn được căn nhà phù hợp với tài chính và nhu cầu cuộc sống; giúp cho người bán bán được với mức giá tốt nhất; ngoài ra họ còn hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục giấy tờ giao dịch nhà đất.
Nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam ban đầu mang tính tự phát và thường bị hiểu nhầm với nghề cò đất, do đó nghề này chưa được coi trọng. Nếu như cò đất là những người sử dụng các mánh khóe để làm ăn, thì những người môi giới nhà đất lại sử dụng kiến thức chuyên môn về bất động sản, tầm nhìn và khả năng đánh giá thị trường để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình. Hai nghề này không phải là một như mọi người vẫn nghĩ.
>>> Đọc thêm: https://salekit.vn/blog/ai-cung-co-the-kien-tien-tu-bat-dong-san-tai-sao-ban-lai-khong-.html
Các công việc của một nhân viên kinh doanh bất động sản:
– Tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản thân, gọi điện cho khách hàng dựa trên nguồn data của mình và công ty để tiếp cận khách hàng, phát tờ rơi, trực ở các dự án, tham gia các sự kiện về bất động sản,…
– Cung cấp thông tin về các dự án, chính sách khuyến mại, tư vấn cho khách hàng để chọn được căn nhà phù hợp với nhu cầu; hoặc giúp khách hàng bán được căn nhà với giá tốt nhất.
– Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục giấy tờ khi ký kết hợp đồng
– Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ để tạo ra một nhóm khách hàng thân thiết.
– Thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của ban giám đốc.
1. Hấp dẫn từ cái tên – môi giới bất động sản.
Nghe thì có vẻ sang chảnh, công việc ổn định, phúc lợi như mơ. Ai cũng nói thế, muốn mau làm giàu mà không cần vốn, dùng vốn tự có để kiếm tiền thì cứ làm môi giới bất động sản. Cái hay ở nhân viên môi giới bất động sản là không cần lương cao nhưng thu nhập từ hoa hồng lên tới 7 8 con số.
Tùy vào công ty mà chính sách hoa hồng cho nhân viên môi giới bất động sản cao hay thấp. Chỉ cần làm phép tính nhỏ, một nhân viên môi giới bất động sản bán thành công căn nhà 1 tỷ, vậy là họ đã có trong tay 50 – 60 triệu đồng. Con số hấp dẫn các bạn trẻ mới ra trường.
Chưa kể nhân viên môi giới bất động sản thường không chôn chân ở môi trường công sở ngột ngạt 8h/ngày, địa điểm làm việc rất linh động: từ quán café, nhà hàng đến nhà của khách hàng. Ăn mặc đẹp, phúc lợi cao khiến môi giới bất động sản trở thành nghề nghiệp đầy mơ ước của các bạn trẻ.
2. Khó khăn luôn hiện hữu
Bên cạnh nhưng ưu ái mà nghề này mang lại thì khó khăn thách thức không phải là không có. Thông thường trong nghề, rất ít khi khách hàng tìm đến chuyên viên môi giới mà ngược lại, họ phải tỏa đi tìm khách nơi, dùng mọi phương pháp để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Chuyện một chuyên viên môi giới mới tốt nghiệp đại học phải đi phát tờ rơi hay thực hiện cả trăm cuộc gọi mỗi ngày mà thất bại đến 90% là hết sức bình thường.
Đối với những bạn trẻ mới ra trường nhưng ít kinh nghiệm và kỹ năng sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc chốt sales. Thâm chí khi tìm được khách hàng, thành công phút đầu nhưng hủy hợp đồng phút chót. Nhiều lần hư vậy rất dễ xảy ra tình trạng chán nản, mất lòng tin.
Có những câu chuyện cười ra nước mắt mà chỉ dân làm nghề mới thấm thía. Vest phẳng lỳ, nước hoa nức mũi, đồng hồ hàng hiệu, Iphone đời mới là những gì khách hàng thường bắt gặp mỗi khi tiếp xúc với môi giới bất động sản. Tuy nhiên, ít ai biết được đằng sau sự hào nhoáng, bảnh trai đó lại là đồ đi vay mượn từ bạn bè.
Theo những nhân viên môi giới có kinh nghiệm lâu năm, khách mua nhà toàn là khách có điều kiện, nhất là những khách đầu tư biệt thụ nghỉ dưỡng lên cả chục tỷ. Chính vì vậy, mình luôn phải tạo vẻ bể ngoài lịch sang trọng để lấy cảm tình của khách hàng. Đôi lúc người ta còn nhầm lẫn giữa bán hàng đa cấp và môi giới bất động sản.
Làm nghề này, đòi hỏi phải có tính bền bỉ và kiên trì, bởi môi giới bất động sản là một nghề khắc nghiệt, không phải lúc nào cũng có khách hàng. Số tiền bỏ ra đầu tư cho công việc, xăng xe, cà phê đôi lúc không đủ trang trải cuộc sống.
3. Chuyên gia “chém gió”, thuyết phục khách hàng
Phải nói nhân viên môi giới bất động sản là những chuyên gia thuyết phục đầy kiên nhẫn. Khi tiếp cận chăm sóc một khách hàng, họ sẽ gắn bó với khách hàng từ A-Z. Là những người am hiểu sâu về lĩnh vực bất động sản, tình hình thị trường và xu hướng tương lai để đưa ra lời khuyên, đánh giá cho khách hàng.
Để thuyết phục một khách hàng mua sản phẩm thì cần có sự kiên nhẫn, nhiệt tình không ngại đường xa để gặp khách hàng.
4. Khách hàng gật đầu và đặt cọc là cả quá trình khó khăn.
Bên cạnh việc sử dụng các hình thức marketing như báo chí, marketing online, nhiều môi giới còn phải áp dụng các hình thức truyền thống như gửi tin nhắn, phát tờ rơi tại các ngã tư đường hoặc dán thông tin trên các cột đường. Và đằng sau nghề môi giới bất động sản không hào nhoáng như mọi người vẫn nghĩ.
Nếu được có thể gọi sale bất động sản cũng là nghề làm dâu trăm họ bởi nó phụ thuộc nhiều vào khách hàng.
5. Tiền kiếm được từ bất động sản lên xuống theo chu kỳ
Mọi người thường nghĩ nghề môi giới bất động sản là hái ra tiền nhưng thực chất đâu ai cho không ai thứ gì. Có những tháng nhiều giao dịch nhưng cũng có tháng không có giao dịch. Có người 2 tháng thậm chí mất nửa năm mới có 1 hợp đồng.
6. Uy tín bị ảnh hưởng bởi những “cò” đất
Khách hàng hiện nay vẫn không phân biệt được đâu là môi giới bất động sản chuyên nghiệp (Broke) và đâu là “cò” nhà đất. Họ thường đánh đồng cả hai nghề là một và có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với những người làm trong lĩnh vực này.
7. Đằng sau nghề môi giới bất động sản…
Để tìm kiếm một khách hàng thì nhân viên môi giới phải tỏa đi khắp nơi và tìm đủ mọi cách để tìm kiếm khách hàng.
Một ngày gọi hàng chục cuộc điện thoại, nhắn hàng trăm tin nhắn giới thiệu dự án và phát hàng ngàn tờ rơi, chưa kể đến cạnh tranh các kênh Marketing từ chính đồng nghiệp, đồng môn, chi phí quảng cáo và chuyện mất khách hoặc không có khách quan tâm là chuyện bình thường.
8. Những thị phi bên ngoài xã hội
Hiện nay vẫn có nhiều người đánh đồng nhân viên môi giới với “cò bất động sản”. Khái niệm nhân viên môi giới bất động sản là những người thuộc những công ty rõ ràng, chính thống thì “cò bất động sản” lại hoạt động trôi nổi theo quy luật của xã hội. Không phải tất cả “cò” đều xấu nhưng cũng không có ít người lừa gạt khách hàng. Chính vì vậy, đôi khi người ta hay quy chụp môi giới bất động sản và cò là những người lừa gạt bán đất.
Nói dối để bán được nhà hay thành thật chia sẻ để người mua nhận định được hết tình hình và có quyết định đầu tư cho tổ ấm của mình hay không trở thành đạo đức nghề nghiệp. Quyết định thế nào là tùy thuộc vào khách hàng và bản lĩnh của nhân viên môi giới.
9. Nếu không có bản lĩnh và kiên trì thì rất dễ nản mà bỏ cuộc ngay
Mỗi nghề, mỗi cảnh, mỗi câu chuyện mà không phải ai cũng biết được, đó đôi khi là những giọt nước mắt… và nghề môi giới bất động sản cũng vậy. Có khó khăn thử thách thì mới có vinh quang.
Chỉ cần môi giới xem khách hàng như người thân và cố gắng trở thành bạn bè với khách hàng tạo dựng niềm tin với khách hàng, dù ở bất cứ dự án nào thì việc chốt được giao dịch là chuyện sớm muộn, quan điểm ở đây là môi giới thì phải có tâm với nghề và có tầm ảnh hưởng đến khách hàng thì chắc chắn trở thành nhà môi giới thành công.
Thế mới thấy, mỗi nghề đều có những thách thức khác nhau, nếu bạn đủ yêu nghề, sống trọn đời với nghề thì dù có nhiều khó khăn thì bạn sẽ đều vượt qua. Hy vọng qua bài viết này, hình ảnh của nghề bất động sản và những người làm nghề này được thay đổi theo chiều hướng tích cực và nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng.
Chúc các bạn trẻ đã, đang và sẽ làm nghề này có đủ bản lĩnh để vượt qua các thử thách để thành công!
Nguồn: https://salekit.vn/blog/top-9-su-that-dang-so-ve-nghe-moi-gioi-bat-dong-san.html
Post Views:
2.639