Điều gì làm cho các gia đình doanh nhân thành công phải lo âu nhất? Đó chính là nỗi sợ rằng con cái họ sẽ lớn lên và cho rằng mình có “đặc quyền giàu có”.
Đây là nỗi lo của hầu hết các bậc phụ huynh, nhưng với những gia đình rất giàu có thì nỗi lo có thể càng lớn: Liệu con cái và cháu của họ sẽ trở nên lười biếng, không giỏi thứ gì cả và không thể đóng góp gì cho xã hội?
Đây không hề là sự hoang tưởng mà là nỗi sợ rất thực tế. Trong các gia đình doanh nhân, việc thế hệ kế tiếp lớn lên trong một môi trường giàu có hơn thế hệ hiện tại là rất thông thường. Và rắc rối thì không giới hạn. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành với 3.000 gia đình ở Mỹ cho thấy khi sự giàu có được chuyển từ một thế hệ sang thế hệ kế tiếp thì nó sẽ bị phung phí khoảng 70% – một con số rất đáng kể. Nói chung, giàu có là một điều khó kiểm soát.
Thực tế, tiền hóa ra lại là một nhân tố kém quan trọng hơn trong việc tạo nên cảm giác về sự đặc quyền. Một số trẻ cực giàu lại có động lực tốt và rất bận rộn – chúng ta có thể chứng kiến điều này trong công việc hằng ngày. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì trẻ “không tự nhiên mà có cảm giác đặc quyền đặc lợi”. Có những sự chọn lựa thường gặp mà qua đó các bậc phụ huynh – gần như là tất cả các phụ huynh, ít hoặc nhiều đã làm gia tăng khả năng cho trẻ có cảm giác rằng thế giới này nợ chúng một cuộc sống.
Làm thế nào để tránh được cái bẫy của cảm giác đặc quyền? Theo kinh nghiệm các nhà tư vấn doanh nghiệp gia đình thì bạn nên tự đặt cho mình các câu hỏi dưới đây. Dù đó không phải là một công thức khoa học nhưng nếu bạn càng trả lời “Không” nhiều thì viễn cảnh bạn đưa con cái của mình vào con đường của sự đặc quyền là càng lớn.
Con của bạn có việc làm hay không?
Những đứa trẻ có việc làm – thậm chí là công việc bán thời gian hay việc làm tình nguyện – thường thành công hơn, cả ở góc độ cá nhân và chuyên nghiệp, so với những trẻ không có việc làm. Công việc giúp trẻ học hỏi và rèn luyện tính kỷ luật. Và một cách thực tế nhất, việc làm giúp trẻ đỡ chán. Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng thường thì cha mẹ gần như không thấy được điểm mạnh và yếu của con mình. Rất khó để có thể khách quan. Nhờ làm việc, con bạn không chỉ có cơ hội học hỏi mà còn nhận được những lời nhận xét trung thực. Thực tế là một trong những cách tốt nhất để chống lại cảm giác giả tạo của sự đặc quyền.
Con của bạn có thể xây dựng sự nghiệp riêng?
Có những trường hợp thế hệ con cái không có được lực đẩy và hoàn toàn không nên chỉ trích họ. Có những trường hợp, những bậc cha mẹ là ông chủ bà chủ đã giao cho con cái họ những nhiệm vụ “vô vọng” – chẳng hạn yêu cầu con của họ xoay chuyển một việc làm ăn đang thua lỗ và không có cơ hội sinh lợi nhuận.
Có thể hiểu rằng cha mẹ muốn con mình thấu hiểu, thậm chí là sống lại với những trải nghiệm của họ – những người đã phải vượt qua sóng cao gió cả để thành công. Chuyện này cũng thường xảy ra với những gia đình không phải là doanh nhân – khi con cái buộc phải theo những nghề nghiệp mà họ không có sự quan tâm và thường là không có tài năng. Và không có gì ngạc nhiên khi họ không thể làm tốt.
Một cách nghịch lý, quá nhiều thất vọng cũng dẫn đến “cảm giác cần đặc quyền”. Thậm chí khi những nỗ lực của chúng ta là chưa đủ, thì dường như cách tốt hơn là chỉ ngồi đó và chờ đợi cuộc sống được ban cho chúng ta trên chiếc đĩa bằng bạc.
Bạn để cho con mình chịu đựng?
Cuộc sống giống như thị trường chứng khoán: Có lên, có xuống và có rủi ro. Đừng để con bạn phải rơi từ trên cao xuống nhưng cũng đừng che chắn chúng khỏi những tảng đá cứng của số phận. Hãy để trẻ cảm nhận nỗi đau – điều này sẽ xây dựng sức bền, sự kiên cường.
Thực sự, kết quả nghiên cứu cho thấy sự kiên cường là một phẩm chất phát triển tốt trong môi trường của tình yêu thương nghiêm khắc. Nhưng cũng đừng để con bạn phải chịu đựng quá mức. Cách tốt nhất để các chủ doanh nghiệp giàu có hỗ trợ những người con đã trưởng thành mà không tạo cảm giác đặc quyền cho con là cung cấp sự trợ giúp về giáo dục và nhà ở.
Có những gia đình giữ lại cổ tức công ty nhưng lại có một ngân quỹ giáo dục lớn để chi trả chi phí giáo dục cho mọi người. Họ cũng hỗ trợ một chi phí nhà ở “hợp lý” và sau đó, mọi thứ là trách nhiệm của người con đã trưởng thành.
Con của bạn có biết ơn?
Những cuộc nghiên cứu gần đây đều cho thấy sự tồn tại một quan hệ ngược giữa chủ nghĩa vật chất và lòng biết ơn. Điều này đặt ra những thách thức rõ ràng cho những gia đình rất giàu. Trong một tác phẩm tiên phong về chủ đề này, nhà phân tâm học người Anh Melanie Klein viết rằng: “Không có lòng biết ơn, một người có thể không bao giờ có được sự thỏa mãn cá nhân; lòng đố kỵ len vào và phá hỏng mọi thứ. Chúng ta luôn có điều gì đó để đố kỵ, thậm chí người rất giàu – có khi đặc biệt cực giàu – nhưng đố kỵ vẫn là một cảm xúc độc hại”.
Và cách mà các gia đình doanh nghiệp thành công ngăn chặn “cảm giác đặc quyền” ở các “cô chiêu cậu ấm” của họ là giữ được mối liên hệ với cuộc sống của các con. Nếu cha mẹ không thể dành “thời gian chất lượng” cho con, những đứa con sẽ xem tiền là sự thay thế tốt nhất. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt, hay dường như tầm thường. Nhưng mọi đứa trẻ có quyền để yêu thương. Phần còn lại chỉ là để “thêm gia vị”.
- Những lưu ý khi kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới nhập môn
- Giải đáp những thắc liên quan đến Voucher tích lũy Lazada
- Kinh doanh hàng ngoại: Nên kinh doanh mặt hàng gì của Nhật Bản?
- Tổng hợp tên các loài hoa bằng tiếng Anh chuẩn xác nhất bạn nên biết
- 10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công