Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?

Không thể giao tiếp tiếng Nhật lần đầu thì có thể đổ lỗi tại hoàn cảnh.
Nhưng không thể giao tiếp tiếng Nhật lần thứ hai thì là lỗi của bạn! 

Bạn từng hạ quyết tâm sẽ học thật nhiều, nghe thật nhiều và thực hành thật nhiều, thế nhưng cuối cùng kết quả bạn nhận được khi giao tiếp với người Nhật vẫn chỉ có duy nhất 1 câu: “ohayou gozaimasu” (xin chào) thôi thì phải làm sao?
Đừng lo! 

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ BẠN PHẢI TÌM RA ĐƯỢC GIẢI PHÁP!

Giải pháp ấy là gì? Tôi sẽ chia sẻ ngay trong bài viết này để giúp bạn duy trì động lực khi học tiếng nhật cho người mới bắt đầu và biến hành trình học tập trở nên thú vị, hứng khởi hơn.
Trước khi đi đến giải pháp, bạn cần hiểu rằng tự học tiếng Nhật tức là sẽ chẳng có động lực gì ràng buộc bạn cả TRỪ chính bản thân bạn. Sẽ chẳng có ai đi lại xung quanh nhắc nhở bạn học đi, làm bài tập đi, thay vào đó bạn dành thời gian để đi chơi, xem phim,… Vì thế, quan trọng đầu tiên là bạn cần xác định cho mình mục tiêu và ghi động lực học tập của mình ra là gì, quan trọng nhất là xác định được mục tiêu, có vậy bạn mới tìm ra đường đi đến đích được!

Phải sống có mục tiêu cụ thể, con đường thành công sẽ không còn xa nữa
Phải sống có mục tiêu cụ thể, con đường thành công sẽ không còn xa nữa
 

Sau khi làm được điều trên, ta bắt đầu đi vào cụ thể nào!

1. Vạch ra kế hoạch học tiếng Nhật cụ thể

Bạn hãy đưa ra lý do để học và xác định đâu là lý do quan trọng nhất
– Vì sao bạn lại thích học tiếng Nhật?
– Mục đích bạn muốn học tiếng Nhật là gì?
– Trình độ hiện tại của bạn như thế nào?
– Trong một tháng tới bạn sẽ học những gì? Muốn đạt được mục tiêu nào?
– Kế hoạch 1 năm tới của bạn, bạn mong muốn trình độ tiếng Nhật của bạn sẽ ở mốc nào? N5,4,3 hay vẫn ở vạch xuất phát?
– Bạn sẽ đầu tư những gì cho việc học này của mình?
Đây là bước tưởng như đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, không chỉ với tiếng Nhật mà với bất cứ việc gì trong cuộc sống của bạn cũng cần như vậy.

>> Những lầm tưởng khi học tiếng Nhật Online

2. Khi có đủ kiến thức cơ bản thì hãy chọn tài liệu để học

Kiến thức cơ bản là gì, là bảng chữ cái hiragana, katakana, biết quy tắc viết kanji và một vài chữ kanji cơ bản. Sau đó bạn hãy lựa chọn cho mình tài liệu học tập phù hợp.
Trên mạng có rất rất nhiều tài liệu hay là trung tâm dạy tiếng Nhật giao tiếp, khi mới bắt đầu học thì chẳng biết đường nào mà lần, có một số giáo trình mà hầu hết mọi người đều học như Minna no Nihongo, Nihongo Sou Matome,  Genki v. v… thì chúng ta nên học theo. 
Sau khi đã chọn được giáo trình, hãy kiên trì đi theo một mình nó mà thôi. Bạn đừng đứng núi này, trông núi nọ cứ hễ nghe dân tình trên mạng “đồn” là ở chỗ này có sách này hay lắm, chỗ kia có video hay lắm là lại học theo, như thế rất dễ bị loạn ngữ và khiến bạn bỏ cuộc ngay. 

3. Học song song cả ngữ pháp và từ vựng

Tôi nhớ có một câu nói nổi tiếng của nhà ngôn ngữ học D.A Wilkins là “Nếu không có ngữ pháp thì rất ít thông tin có thể truyền đạt, nhưng nếu không có từ vựng thì bạn chẳng thể truyền đạt được bất cứ thông tin gì!” Quả đúng như vậy, thế nên chúng ta cần học cả ngữ pháp, cả từ vựng thì mới có cái mà giao tiếp. 

>> Bí kíp giúp tôi tự học tiếng Nhật và đạt N5 chỉ sau vài tháng

>> “Một bước tới Nhật” với top 3 khóa học tiếng Nhật online đỉnh cao

4. Nghe – nghe- và nghe

Như việc học tiếng Anh vậy, cần phải nghe thật nhiều để quen tai. Với tiếng Nhật cũng như vậy, khi bạn có từ, có ngữ pháp mà không dám nói thì thôi cũng vứt. Quan trọng là phản xạ khi giao tiếp của chúng ta chưa có thì chúng ta phải luyện tập thật là nhiều.
Bạn có thể xem phim, nghe nhạc. Đặc biệt có phương pháp mình áp dụng khá hiệu quả đó là xem hoạt hình và đóng vai làm nhân vật hoạt hình đó. Tất nhiên là không có vietsub rồi, vừa xem vừa nhại đi nhại lại theo nhân vật là cách vô cùng hiệu quả. Việc này cũng giúp chúng ta hiểu từ và ngữ cảnh của từ, văn hóa Nhật bản,…

5. Tập chung vào chủ đề khi nói và ghi âm lại 

Tại sao lại phải làm như vậy? Mặc dù tiếng Nhật giao tiếp là cách phản xạ của chúng ta nhưng khi bạn có chuẩn bị trước thì đương nhiên sẽ tốt hơn rất nhiều. Nói về bản thân thì giới thiệu những gì, ví dụ như tên tuổi, gia đình, nghề nghiệp, quê quán,… Và mỗi chủ đề bạn nói thì không nhất thiết phải theo khuôn khổ, cứ lựa chọn chủ đề nào bạn thích để không gây nhàm chán cho bản thân.

Một phần nội dung của khóa học cực kỳ chi tiết
Một phần nội dung của khóa học cực kỳ chi tiết

Cuối cùng là bạn ghi âm lại xem phát âm của mình như thế nào, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi từng ngày của mình, sai ở đâu để biết đường mà sửa…

Tóm lại quan trọng là cứ nghe nghe và nghe, viết viết và viết. Khi có đủ nền tảng nghe được viết được thì trình giao tiếp cứ thế mà đi lên thôi. Việc bạn làm trong vô thức rồi sẽ biến thành phản xạ tự nhiên, giống như tiếng mẹ đẻ của mình – tiếng Việt đó. Mình tin là cứ làm theo kế hoạch và cố gắng như vậy chắc chắn là thành công, chẳng có gì mà không thể học được hết cả!

Trên đây là toàn bộ phương pháp mà mình áp dụng, hiện tại mình đang làm việc bên Nhật, vừa học vừa làm, tuy nhiên, tin mình đi, khóa học “Học tiếng Nhật thật dễ” chắc chắn sẽ là người đồng hành tuyệt vời với mình ngay cả bây giờ để củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mỗi ngày. 

Tham khảo khóa học “Học tiếng Nhật thật dễ” 

Lộ trình khóa học có 46 bài giảng với thời lượng 03 giờ 19 phút, bao gồm các nội dung chính như sau: nhập môn Tiếng Nhật, giao tiếp trong tiếng Nhật, những mẫu câu ngữ pháp căn bản, các dạng bài tập thường gặp, những tính huống đàm thoại căn bản, bài tập và ngữ pháp ( Bổ sung). Kết thúc khóa học, bạn sẽ nắm được nền tảng vững chắc về tiếng Nhật, tạo tiền đề cho việc học tiếng Nhật nâng cao.

XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC

Tags:
Tiếng Nhật giao tiếp Tiếng Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *