Nếu bạn là người đã từng làm việc trong lĩnh vực IT, hoặc đang học chuyên ngành liên quan đến lập trình, hệ thống công nghệ thông tin; hay đơn giản bạn là người làm SEO, biết sử dụng một số công cụ như Google Analytics, Google Search Console,… và muốn hiểu sâu hơn về cách vận hành của website thì chuỗi bài viết về Technical SEO này dành cho bạn.
Trong nội dung bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về yếu tố đầu tiên là Uptime Robot.
Uptime robot là gì?
Uptime robot là một công cụ miễn phí giúp theo dõi sự ổn định của website. Sự ổn định ở đây có nghĩa là website của bạn luôn “Online”. Điều này giúp người dùng và Google có thể tìm thấy những nội dung trên trang của bạn vào BẤT KỲ LÚC NÀO.
Dù muốn hay không bạn phải chấp nhận rằng không phải lúc nào hệ thống cũng hoạt động ổn định; sẽ có những thời điểm website của bạn không thể truy cập vì lý do kỹ thuật (code, server, network,..) Chính vì lý do đó việc phát hiện ra vấn đề và xử lý là VÔ CÙNG QUAN TRỌNG vì:
- Bạn không biết Google sẽ thu thập dữ liệu vào thời điểm nào
- Bạn không biết những khách hàng tiềm năng sẽ tìm bạn mua hàng vào lúc nào
Đối với những doanh nghiệp lớn, chỉ 5 – 10 phút website không hoạt động có thể đánh mất hàng ngàn khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên bạn không thể ngồi cả ngày chỉ để theo dõi xem website của mình có hoạt động bình thường hay không. Chính vì thế uptime robot chính là giải pháp dành cho bạn
Uptime Robot hoạt động như thế nào?
Bằng cách gửi tín hiệu về website được chỉ định mỗi 5 phút 1 lần, công cụ này sẽ thông báo cho bạn qua email hoặc số điện thoại tình trạng website hiện đang uptime (online) hay downtime (offline).
Dưới đây là quy trình cụ thể:
- Uptime robot gửi một đoạn mã tới website và có kết quả trả về mỗi 5 phút (thông số này có thể điều chỉnh nhưng tối thiểu là 5 phút)
- Nếu đoạn mã trả về là 200 tức là website hoạt động bình thường, uptime robot sẽ tiếp tục theo dõi
- Nếu đoạn mã trả về là 400+ hoặc 500+ thì website đang có vấn đề không thể truy cấp
- Trong 30 giây tiếp tiếp theo Uptime robot sẽ tiếp tục gửi mã kiểm tra để chắc chắn đã có vấn đề xảy ra
- Nếu kết quả vẫn không thay đổi công cụ này sẽ gửi cảnh báo đến cho bạn.
Một điểm lợi hại của công cụ này là nó cho bạn biết thời gian và chu kỳ offline (nếu có) từ đó bạn có thể xác định được đây là tình trạng nhất thời hay diễn ra liên tục. Từ đó xác định được vấn đề để có cách xử lý hiệu quả nhất
Hướng dẫn sử dụng Uptime robot để theo dõi website
Bước 1: Truy cập vào website: https://uptimerobot.com/, Click chọn Start monitoring
Bước 2: Tạo tài khoản đơn giản trong 2 phút
Bước 3: Đăng nhập vào màn hình quản lý > Chọn Add New Monitor
Bước 4: Thêm tên miền muốn theo dõi vào ô URL
Bước 5: Chọn hình thức thông báo qua email hoặc điện thọa khi có vấn đề
Bước 6: Chọn Create Monitor
Bước 7: Vậy là bạn đã hoàn thành việc theo dõi website của mình rồi đây. Tuy nhiên bạn cần đợi đủ 24 giờ để có báo cáo đầy đủ nhất.
Tổng kết
Đôi khi việc làm SEO không chỉ là xây dựng, sáng tạo ra những cái mới; mà đó còn là duy trì và tối ưu những cái hiện có. Muốn xây tòa nhà 81 tầng thì nền móng phải vô cùng vững chắc; tương tự như thế để xây dựng một website với hàng triệu lượt truy cập; thì doanh nghiệp phải bắt đầu từ những yếu tố căn bản nhất.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và quan tâm về SEO Marketing; hãy để Dịch vụ SEO của TOS giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc ngay từ bây giờ. Bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin; chúng tôi sẽ liên lạc và mang đến cho bạn chiến lược toàn diện nhất.
Đừng quên đây chỉ là 1 trong số 30 yếu tố Technical SEO mà Hoc11.vn sẽ liên tục cập nhật mỗi tuần. Bấm theo dõi để không bỏ lỡ BẤT KỲ yếu tố nào nhé
- Cách thu thập mã giảm giá nhận được tin nhắn SMS từ Lazada
- Xu hướng tìm kiếm trên Google trong bối cảnh dịch COVID-19 và sự tác động đến các ngành nghề kinh doanh
- Ví eM trên Lazada là gì? Hướng dẫn sử dụng ví eM từ A – Z
- PBN( Private Blog Network) là gì? Có lợi cho Seo không?
- Facebook Marketing Là Gì ? Facebook Marketing Từ A đến Z