Trong thời gian vừa qua Google đã thay đổi rất nhiều thuật toán (Google Hummingbird, Google Discovery Engine,…). Tôi nhận thấy các bài blog chia sẻ về cách viết content chuẩn SEO không còn chính xác trong năm 2021 này nữa và nếu bạn áp dụng những kiến thức cũ kia thì độ hiệu quả sẽ không cao đôi khi còn ảnh hưởng tiêu cực tới website của bạn.
Vậy nên, trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cách viết bài chuẩn SEO đã được cập nhật những kiến thức mới nhất trong năm 2021 để bạn tạo dựng content SEO tốt hơn cho năm 2021, giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức, chi phí, thời gian mà vẫn đạt được hiệu quả gấp đôi thậm chí gấp ba so với trước đó.
Để thực hiện viết bài chuẩn SEO sẽ có 3 phần cơ bản sau:
- Chuẩn bị
- Viết content
- Edit và tối ưu
Phần 1: Chuẩn bị
Topic cho bài viết
Trước đây vào những năm 2018-2019 tôi nhận thấy đa số mọi người đều có một mindset chung khi viết content cho blog đó là viết bài theo những từ khóa đơn lẻ. Có nghĩa rằng, bạn đã có khoảng 7-8 từ khóa sau đó bạn nhóm lại và bạn viết bài về những từ khóa đó, hoặc thậm chí bạn chỉ có 2-3 từ khóa, hoặc tệ hơn nữa là bạn chỉ có 1 từ khóa nhưng bạn vẫn phải viết cho nhiều bài viết khác nhau.
Mặc dù những từ khóa này đều thể hiện chung một chủ đề nhưng bạn vẫn viết thành nhiều bài viết dẫn đến website của bạn sẽ có nhiều bài viết có nội dung chung chung, na ná nhau, như vậy sẽ không tốt một chút nào cho website của bạn. Nhất là trong năm 2018 vừa qua, Google có update thuật toán Google Menich từ đó đến nay Google rất chú trọng vào chủ đề của các bài viết
Một số giai đoạn Google tiến hành update thuật toán:
- 2013 Google Hummingbird update:
Thay đổi cách thức từ tìm kiếm theo keyword sang tìm kiếm theo “ngữ nghĩa” (Semantics Search) bằng việc hiểu rõ ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng.
- 2015 Google RankBrain ra đời:
Cỗ máy AI giúp Google hiểu rõ hơn ý định tìm kiếm của người dùng
- 2018 Google công bố về Discovery engine
Thay đổi từ việc cung cấp kết quả chính xác sang việc đề xuất các thông tin liên quan đến nội dung tìm kiếm của user.
Ví dụ: Tôi có từ khóa “Captain Marvel”
Tôi sử dụng nhiều từ khóa khác nhau để search trên công cụ tìm kiếm như: Captain Marvel là ai?; Captain Marvel làm gì?; Các diễn viên Captain Marvel,.. Cho dù bạn search từ khóa nào thì kết quả trả về vẫn sẽ nói về một chủ đề duy nhất là tổng quan về bộ phim, diễn viên, đoạn giới thiệu, clip.
Viết nhiều bài theo chủ đề và xây dựng hàng loạt bài viết liên quan đến chủ đề đáp ứng được nhu cầu thông tin liên tục của người dùng và Google bot.
Xác định topic cho bài viết
Đầu tiên bạn cần nhóm các bài viết hiện tại trên website của bạn theo các topic chính, sau đó sử dụng Content Gap trong Ahref để tìm kiếm thông tin còn thiếu trong topic đó.
Ví dụ: Blog Hoc11.vn hiện có Topic “Google Analytic” và đang SEO 2 bài viết sau:
- Hướng dẫn sử dụng Google Analytics
- Bounce Rate là gì? 11 Thủ thuật thần thánh để tối ưu tỷ lệ thoát cho website
Với hai bài viết này Hoc11.vn hoàn toàn có thể internal link với nhau, một bài viết tổng quan về Google Analytics. Còn bài viết thứ hai sẽ là một bài viết chuyên sâu về Bounce Rate là gì, cách tối ưu Bounce Rate.
Sau đó tôi sẽ đi link từ bài viết Google Analytics sang bài viết về Bounce Rate và ngược lại. Như vậy chủ đề Google Analytics sẽ được tối ưu tốt hơn từ tổng quan đến chi tiết. Thậm chí tôi có thể viết thêm một số bài viết khác như:
- Cách đọc và truy xuất dữ liệu Google Analytics
- Hướng dẫn tối ưu Time onsite
- Sử dụng Google Analytics để tối ưu content
Đây sẽ là những bài viết về các chủ đề con khác nhau nhưng khi các bài viết được liên kết với nhau sẽ thể hiện thành một chủ đề lớn là Google Analytics và những điều bạn cần phải biết để có thể tối ưu website tốt hơn.
Heading và Subheading
Để biết được trong bài viết của mình nên đề cập đến những heading gì? Việc bạn cần làm là tìm hiểu về mục đích tìm kiếm của người dùng là gì?
Ví dụ: Với các từ khóa như: đau bao tử, đau bao từ là gì, đau dạ dày, nguyên nhân đau dạ dày, các triệu chứng đau dạ dày…
Mặc dù là các từ khóa khác nhau nhưng thực chất mục đích tìm kiếm của người dùng là giống nhau, họ đều đang tìm kiếm về một chủ đề chung nhất là đau dạ dày hoặc đau bao tử.
Để biết được chính xác ý định tìm kiếm của người dùng, bạn có thể search keyword trên Google và kiểm tra xem top 5 bài viết đầu tiên đang nói về chủ đề gì? Các heading nhỏ trong mỗi bài viết đang nói về chủ đề gì? Từ đó bạn có thể biết được đối với từ khóa này thì trong bài viết của bạn sẽ phải đề cập đến những topic nào.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ khác như Answer The Public và Question (Ahref) để có thể hiểu được người dùng đang cần những thông tin gì và cần trả lời như thế nào để có thể giúp họ hiểu hơn về chủ đề đó.
Internal Link và External Link
Bạn cần đánh giá lại nội dung trên website của mình xem có cần mở rộng thêm các bài viết chi tiết nào không? Hoặc liên kết đến các bài viết thuộc chủ đề khác liên quan thông qua việc Internal Link và External Link để kết nối các chủ đề trong website.
Việc đi link như vậy sẽ giúp cho Google có thể nhận biết chủ đề website của bạn thông qua bài viết và các liên kết mà bạn link tới và các liên kết mà bạn nhận về, giúp người dùng mở rộng kiến thức, tìm hiểu thêm thông tin mới.
Phần 2: Viết content
Tổng hợp ý tưởng viết bài
Để có thể lên outline bài viết đối với từng heading và subheading bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Tham khảo website đối thủ
- Tham khảo website nước ngoài
Bạn sẽ tham khảo xem đối thủ đứng top Google (từ top 1-5) xem họ đang triển khai các heading gì? Hoặc bạn có thể tham khảo các bài có traffic cao thông qua công cụ Ahref chẳng hạn.
Tiếp đến là bạn sẽ bắt tay vào việc viết bài.
Trong khi viết bài thì bạn cần chú ý đến một điểm sau:
Tiêu đề: Từ khóa chính nằm về phía bên trái
Ví dụ: “Thiết kế sân vườn: 3 mẫu đẹp nhất 2021” thay vì “3 mẫu thiết kế sân vườn đẹp nhất 2021”
- Dưới 70 ký tự
- Có chứa số (số lẻ sẽ tốt hơn số chẵn)
- Chứa tính từ đề cập đến lợi ích người đọc nhận được
Mở bài: Ngắn gọn, súc tích và trả lời được 3 câu hỏi:
- Who: Bài viết này dành cho ai? (để người đọc biết họ đã tìm đến đúng nơi)
- What: Bài viết này giúp được gì cho người đọc? (Mô tả các vấn đề của người đọc gặp phải)
- How: Bài viết giúp họ bằng cách nào? (Sơ lược qua cách thức bạn giúp họ)
Heading:
- Mỗi bài viết cần có 5-7 Heading
- Mỗi heading tối thiểu 300 chữ, cung cấp đầy đủ nội dung cho người đọc
- Các thẻ H2 phải hỗ trợ làm rõ nghĩa H1, H3 hỗ trợ H2.
- Sử dụng các LSI Keyword khác trong từng đoạn content – LSI keyword là từ khóa liên quan đến từ khóa chính
Tạo mục lục cho bài viết
Thân bài:
- Tối ưu Readability: mỗi đoạn nên tối đa từ 2 đến 4 câu, việc xuống hàng nhiều lần sẽ làm cho đoạn văn ngắt quãng và giãn đoạn mạch suy nghĩ của người đọc.
- Chèn hình ảnh minh họa hữu ích (biểu đồ, infographic, tóm tắt nội dung visual trực quan để người đọc dễ hình dung)
- Tối ưu Alt tag cho hình ảnh bằng từ khóa chính và các semantic keyword
- Chú ý in đậm và in nghiêng những từ quan trọng trong bài viết để điều hướng sự chú ý của người đọc
- Chèn blockquotes vào những mục Note, Típ, Ghi nhớ,… Để người đọc dễ thấy
- Internal Link và External link đến những bài viết liên quan để mở rộng chủ đề
- Sử dụng câu đơn, dễ hiểu
- Chọn lựa từ ngữ dễ hiểu theo level học sinh cấp 2 (không sử dụng những từ ngữ quá khó hiểu, khiến người đọc bối rối)
- Quy tắc 20%: sau khi viết xong, đọc lại toàn bộ bài viết và tự ép bản thân bỏ 20% câu chữ để khiến bài viết súc tích hơn.
Phần 3: Edit và tối ưu
Ở phần này, bạn chỉ cần dành ra khoảng 5 phút để có thể kiểm tra lại toàn bộ bài viết và xử lý một số lỗi để bài viết được hoàn thiện hơn.
- Check lại chính tả, câu văn
- Đảm bảo bài viết có bố cục sắp xếp nội dung hợp lý
- Đảm bảo trả lời đầy đủ các câu hỏi của người đọc
Nhưng nội dung mình chia sẻ về hướng dẫn cách viết content chuẩn SEO đều là những kiến thức và kỹ thuật mới được cập nhật theo sự thay đổi thuật toán của Google. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể bổ sung kiến thức mới và áp dụng vào trong các dự án SEO của mình để có thể vừa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng vừa “chiều lòng” google.