Thấu hiểu các thành phần chính của Local Business Listings (danh sách doanh nghiệp địa phương) và xây dựng chúng hiệu quả là rất quan trọng. Tùy từng nền tảng mà doanh nghiệp sẽ điều chỉnh Local Business Listings phù hợp. Dưới đây là danh sách các thành phần chính của một danh sách doanh nghiệp địa phương:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Đường dẫn URL của trang web
- Danh mục loại ngành
- Mô tả
- Khẩu hiệu
- Hồ sơ mạng xã hội
- Hình ảnh
- Phương tiện truyền thông khác
- Số điện thoại hỗ trợ
- Số fax
- Bằng chứng nhận
- Thương hiệu nổi tiếng liên quan
- Hình thức thanh toán được chấp nhận
- Một số yếu tố khác
Bạn nên tạo một tài liệu điền sẵn thông tin chính xác của 16 thành phần trên. Điều này đảm bảo tính nhất quán và ngăn ngừa lỗi khi bạn xây dựng local business listings. Ngay cả khi bạn chọn dịch vụ quản lý dữ liệu vị trí tự động như Moz Local, bạn vẫn nên làm điều này. Nó giúp bạn chuẩn bị thông tin chính xác để đăng tải các nền tảng dữ liệu khác nhau.
Bây giờ chúng ta sẽ đi qua từng thành phần cụ thể của local business listing.
1) Tên doanh nghiệp
Luôn sử dụng tên doanh nghiệp ngoài đời thật trong local business listings. Google chỉ có thể đọc các biển hiệu ở tầng trệt. Vì vậy hãy chắc chắn bạn đã định dạng đúng tên của doanh nghiệp. Đảm bảo nó tương thích với tên bạn dùng trên biên bản ký nhận, tiếp thị in ấn, logo trang web và tổng đài call center. Không thêm từ khóa, thuật ngữ địa lý hoặc từ bổ nghĩa khác vào tên doanh nghiệp của bạn.
1.1 Doanh nghiệp đa địa điểm multi-location
Như chuỗi doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. Không thêm tên thành phố hoặc từ bổ nghĩa khác vào tên doanh nghiệp. Kể cả là trong Google hay bất kỳ danh sách doanh nghiệp địa phương nào khác. Chỉ có Facebook là ngoại lệ. Bạn có thể có nhiều danh sách Địa điểm trùng tên trên Facebook. Vì vậy bạn phải thêm tên thành phố hoặc từ bổ nghĩa khác vào tên doanh nghiệp.
Ví dụ: việc ghi tên doanh nghiệp là “TopOnSeek Hồ Chí Minh” ở danh sách này và “TopOnSeek Đà Nẵng” ở danh khác là không nên. Bạn chỉ cần ghi “Hoc11.vn” là đủ. Trừ khi tên doanh nghiệp của bạn trên giấy tờ bao gồm cả tên thành phố hoặc từ bổ nghĩa khác
1.2 Doanh nghiệp multi-practitioner
Như là các công ty luật hoặc bất động sản) có nhiều chuyên viên/đại lý khác nhau. Hãy tuân theo quy tắc Google: chỉ đặt tên của đại lý trong phần tên doanh nghiệp. Ví dụ: Đông Tây là tên của đại lý bất động sản của Vinhomes. Chúng ta sẽ ghi là “công ty bất động sản Đông Tây” chứ không ghi là “Công ty BĐS Đông Tây Vinhomes”. Tốt nhất là mỗi chuyên viên/đại lý nên có số điện thoại làm việc riêng. Bạn chỉ có thể gắn tên doanh nghiệp vào tên đại lý nếu như đó là đại lý duy nhất.
1.3 Doanh nghiệp nằm trong trung tâm thương mại
Ví dụ như Lotte Cinema nằm trong Nowzone. Chỉ cần nêu tên doanh nghiệp của riêng bạn và không đề cập trung tâm thương mại. Chỉ ghi “Lotte Cinema”, đừng ghi “Lotte Cinema ở Nowzone”.
1.4 Doanh nghiệp ở cùng địa chỉ
Ví dụ gà rán Popeyes và pizza Domino ở quận 8. Đừng gộp chung tên của 2 doanh nghiệp. Tạo một danh sách riêng cho từng thương hiệu tại địa chỉ đó. Nghĩa là, tạo một danh sách cho Popeyes và một danh sách khác cho Domino Pizza.
1.5 Đối với các doanh nghiệp đa khoa multi-department
Như trung tâm tự động, bệnh viện hoặc kí túc xá trường đại học. Bạn có tùy chọn để tạo một danh sách duy nhất cho mỗi khoa nằm ở mặt tiền. Google quy định rằng các khoa này thường có lối vào riêng và danh mục kinh doanh riêng. Mỗi khoa cũng nên có số điện thoại riêng. Bạn có thể kèm tên doanh nghiệp chính, ví dụ: khoa Y trường đại học Y Dược TP.HCM.
2) Địa chỉ
Sử dụng địa chỉ thực và chính xác của doanh nghiệp khi lập Local Business Listings. Các thông tin thanh toán và văn phòng ảo không được xem là địa chỉ trong thế giới thực. Chúng ta không nên lập local business listings cho chúng.
Trên trang Google, viết địa chỉ của bạn vào dòng đầu tiên, những thông tin cần thiết khác cho vào dòng hai của phần địa chỉ. Bạn nên làm thế cho tất cả các trích dẫn để tránh định dạng lạ.
Nếu công ty của bạn là SAB (doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tức phục vụ tại địa điểm của khách hàng chứ không phải cửa hàng), bạn cần ghi chú lại vào biểu mẫu Google. Google sẽ ẩn vị trí của bạn khỏi local business listings. Bạn phải có một địa chỉ thực tế đủ điều kiện nếu muốn ghi trên Google My Business. Không tạo danh sách cho từng thành phố mà SAB của bạn phục vụ. Chỉ tạo một danh sách cho vị trí thực của bạn, kể cả khi nó là địa chỉ nhà của bạn.
3) Số điện thoại
Mặc dù Google ưu tiên cho các số điện thoại theo mã vùng địa phương, họ vẫn hỗ trợ các số điện thoại miễn phí trong vài năm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp như khách sạn. Họ ở địa phương nhưng hầu hết khách hàng của họ đến từ nơi khác. Khi đó đường dây miễn phí sẽ trở nên rất tiện lợi. Nếu bạn sử dụng số miễn phí thay vì số địa phương trong Google My Business, hãy đảm bảo trang web của bạn và tất cả local citations của bạn luôn sử dụng số này.
Google khuyến khích bạn liệt kê trên local business listings số kết nối trực tiếp đến phòng ban cụ thể chứ không phải là tổng đài công ty.
Nhiều hình thức citations cho phép bạn liệt kê một số điện thoại thay thế, một số điện thoại miễn phí, một số điện thoại di động và đôi khi là cả số vanity.
4) Đường dẫn URL trang web
Google quy định cụ thể rằng URL trang web được liệt kê trong local business listings phải dẫn trực tiếp đến một trang thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Một bên thứ ba, hồ sơ mạng xã hội hoặc bất kỳ nơi nào khác đều không phù hợp.
Như đã đề cập ở mục 1, các doanh nghiệp thuộc multi-location, multi-department, và multi-practitioner cũng cần có đường link riêng cho từng bộ phận. Đừng quên kiểm tra cẩn thận đường link bạn nhập trong local citations ở từng nền tảng khác nhau. Để tránh trường hợp cùng một local business listings của một bộ phận nhưng web thì dẫn đến trang chủ web lại dẫn đến landing page.
Bạn có thể thử nghiệm một chút ở bước này. Bạn sẽ thấy thứ hạng của bạn tăng nếu như bạn điều hướng tất cả các link đến trang chủ, vì nó có quyền authority cao hơn trang nội bộ. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến usability (tính khả dụng) cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp. Khách hàng sẽ không hài lòng nếu như họ được dẫn đến trang chủ sau đó phải mò mẫm để tìm thông tin họ cần. Đây vẫn còn là cuộc tranh luận trong ngành công nghiệp SEO địa phương. Liệu rằng thứ hạng hay là tính khả dụng mới là yếu tố quyết định để đường dẫn URL trỏ tới.
5) Danh mục loại ngành
Hầu hết các nền tảng dữ liệu doanh nghiệp địa phương đều cung cấp tập hợp các danh mục ngành nghề để bạn lựa chọn. Việc phân loại ngành nghề thích hợp có thể có tác động sâu sắc đến thứ hạng của doanh nghiệp. Google khuyến khích bạn chọn những danh mục chi tiết hơn để mô tả doanh nghiệp trên local business listings. Ví dụ “Ngân hàng cho vay tín chấp tiêu dùng” sẽ chi tiết hơn là “Ngân hàng”. Bạn cũng nên tránh lặp lại danh mục (không sử dụng cả Ngân hàng và Ngân hàng quốc tế). Bạn có thể tham khảo: Cách tối ưu danh sách Google My Business“
Không có nền tảng nào có các nguyên tắc lựa chọn danh mục nghiêm ngặt và chi tiết như Google. Tuy nhiên, điều này giúp Google phân loại doanh nghiệp của bạn chính xác nhất có thể. Từ đó, các nền tảng và công cụ tìm kiếm dễ dàng phân loại doanh nghiệp phù hợp với khách hàng.
Đôi khi, doanh nghiệp không thể tìm được danh mục chính xác cho mình. Khi đó, cách tốt nhất là bạn nên chọn danh mục gần nhất có thể. Sau đó dựa vào các yếu tố khác (như mô tả kinh doanh) để làm rõ đặc tính chính xác của sản phẩm và dịch vụ của công ty.
6) Mô tả doanh nghiệp
Mục này là cơ hội cho bạn làm nổi bật các yếu tố thuyết phục và có ảnh hưởng nhất để khách hàng tiềm năng chọn bạn. Mô tả doanh nghiệp trong local business listings thường sẽ có vài trăm kí tự. Bạn có thể chọn viết mô tả riêng cho từng nền tảng. Hoặc bạn có thể tạo một mô tả chung sau đó đăng tải lên tất cả local citations.
Hiện tại, Google không hiển thị mô tả do chủ sở hữu doanh nghiệp tạo trên danh sách Google My Business. Thay vào đó, Google hiển thị mô tả do chính họ tạo. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhập một mô tả của riêng bạn trong bảng điều khiển Google My Business. Google vẫn đọc nó kể cả khi họ không hiển thị trực tiếp.
Bạn có thể liệt kê các giải thưởng, bảo hành, sự gần gũi, địa danh gần đó hoặc các thương hiệu nổi tiếng để mô tả local business listings rõ ràng hơn.
Một số mô tả cho phép sử dụng rich text (bao gồm cả hyperlink), nhưng bạn nhớ tránh spam. Hãy viết mô tả của bạn với giọng văn tự nhiên, giống như khi bạn elevator pitch chứ đừng nhồi nhét một chuỗi các từ khóa rời rạc. Mô tả có thể không có bất kỳ tác động nào đến thứ hạng tìm kiếm địa phương, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ click chuột (CTR).
7) Khẩu hiệu
Một số nền tảng kinh doanh địa phương có phần để bạn nhập tagline hoặc slogan cho local business listings. Bạn không nhất thiết phải tạo một cái nếu bạn không có. Dù vậy, đối với các thương hiệu có khẩu hiệu nổi tiếng tại địa phương thì nó sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện bạn. Một ví dụ về khẩu hiệu nổi tiếng điển hình là của Nike: Just Do It.
8) Hồ sơ mạng xã hội
Nhiều nền tảng sẽ cung cấp cho bạn tiện ích liên kết đến hồ sơ của bạn trên Twitter, Snapchat, Instagram, Pinterest, Google+, Facebook, v.v. Nó giúp hướng người tiêu dùng đến các hình thức bổ sung để tối ưu trải nghiệm người dùng và hỗ trợ khách hàng.
9) Hình ảnh
Google đã tuyên bố rằng hình ảnh có tác động lớn đến tỷ lệ nhấp vào local business listings. Do đó, tải lên nhiều hình ảnh chất lượng cao nhất nếu có thể là một ý tưởng thông minh.
Mỗi nền tảng có hướng dẫn riêng về kích thước và loại nội dung hình ảnh nào được cho phép. Hãy làm theo hướng dẫn để đảm bảo mang đến hiển thị và độ phân giải tốt nhất, tránh cho hình ảnh bị gỡ xuống.
Cuối cùng, nhiều nền tảng cho phép người dùng tự tải lên ảnh về doanh nghiệp của bạn. Bạn cần phải theo dõi local business listings thường xuyên để đảm bảo không có đối thủ cạnh tranh hoặc ai đó chơi khăm bằng cách tải lên những bức ảnh không phù hợp.
10) Phương tiện truyền thông khác
Một số nền tảng nhất định cho phép bạn tải lên video, menu và liên kết đến các phương tiện truyền thông khác trong local business listings. Điều này tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú hơn và có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
11) Số điện thoại hỗ trợ
Hầu hết các nền tảng cho phép bạn điền số điện thoại miễn phí, điện thoại di động hoặc số điện thoại vanity để hỗ trợ các nhóm người dùng khác nhau.
12) Số fax
Mục này đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng fax làm phương tiện liên lạc thông thường (như trung tâm y tế yêu cầu fax biểu mẫu bệnh nhân mới). Đây là mục tùy chọn.
13) Bằng chứng nhận
Nếu niềm tin vào doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào giấy phép hoặc chứng chỉ chuyên môn, hãy liệt kê chúng ra. Hãy đảm bảo rằng bạn liệt kê chúng đầy đủ trên bất cứ nền tảng nào cung cấp mục này.
14) Thương hiệu nổi tiếng liên quan
Đề cập đến các thương hiệu lớn mà doanh nghiệp bạn có cung cấp sản phẩm/dịch vụ của họ là một lợi thế. Đặc biệt là khi những thương hiệu đó có một lượng khách hàng trung thành to lớn. Đây là mục mà các doanh nghiệp bán lẻ nên điền khi lập local business listings.
15) Hình thức thanh toán được chấp nhận
Nhiều nền tảng cho phép bạn chỉ định phương thức thanh toán nào bạn chấp nhận, từ tiền mặt cho đến thanh toán online. Nếu doanh nghiệp của bạn hỗ trợ các công nghệ thanh toán hiện đại nhất, hãy tận dụng tốt mục này để thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn bạn.
16) Một số yếu tố khác
Các yếu tố khác trong local business listings tương đối mới đối với bảng điều khiển Google My Business. Dự kiến trong tương lai chúng sẽ trở nên quan trọng. Khi tạo danh sách Google My Business, bạn có thể lựa chọn đặc điểm mô tả như “dịch vụ 24 giờ”, “thức ăn khuya”, một hoặc “Thân thiện với xe lăn”. Khi những yếu tố này được cập nhật, doanh nghiệp của bạn sẽ có cơ hội thể hiện nhiều hơn với khách hàng. Lưu ý rằng một số yếu tố như “ấm cúng”, hay “u ám” chỉ có thể được khách hàng điền vào, vì chúng đại diện cho những ấn tượng chủ quan của họ về doanh nghiệp.
Tóm lại
Chất lượng, tính nhất quán và độ lan tỏa của dữ liệu doanh nghiệp địa phương có tác động trực tiếp đến thứ hạng công cụ tìm kiếm địa phương. Điều này ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập web, foot traffic và giao dịch. Local business listings là chìa khóa quan trọng để giải câu đố về local search marketing. Hãy dành thời gian để xây dựng và đảm bảo rằng danh sách Local business listings của bạn chính xác, đầy đủ và có thể truy cập trên các nền tảng quan trọng nhất.
Đọc thêm về Local business listings và SEO của doanh nghiệp
Nguồn: https://moz.com/learn/seo/local-business-listing-components
- #20 mẫu Landing page miễn phí tuyệt đẹp từ Hubspot
- Nên thuê nhân viên làm SEO hay dùng dịch vụ SEO?
- Giải đáp các vấn đề thường gặp khi đồng bộ cửa hàng Sendo với Zalo shop
- SEO hình ảnh: 7 bước tối ưu quan trọng để lên top Google
- Những câu hỏi liên quan đến chương trình mã giảm giá Shopee, bạn nên biết