Kinh doanh nhà hàng ăn uống là ý tưởng phổ biến từ xưa tới nay. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2019, theo số liệu thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam cho biết cả nước hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Qua từng năm, con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể.
Không chỉ vậy, theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường F&B tại Việt Nam trong năm 2019 có thể chạm mốc 200 tỉ USD, tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018.
Đến năm 2023, doanh thu của ngành này có thể tăng hơn gấp đôi lên mốc xấp xỉ 408 tỉ USD. Cùng dân số thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng, ước đạt qui mô 45 triệu vào năm 2025, thị trường F&B tiếp tục trở thành một miếng bánh hấp dẫn nhà đầu tư.
Những con số trên đã phần nào minh chứng cho một sức hấp dẫn của thị trường F&B, chính vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi thị trường F&B liên tục thu hút thương hiệu mới tham gia vào cuộc chơi đầy thú vị này.
Yêu cầu vốn kinh doanh thấp, không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn đặc thù như những ngành nghề khác, nên bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B. Tuy nhiên, cuộc chơi không dành cho tất cả, rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không không phải ai cũng thành công trong lĩnh vực F&B. Cùng Hoc11.vn tìm hiểu nhé!
Theo thống kê 46% nhà hàng hay quán café mới thành lập thất bại do thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh. Điểm chung của những nhà hàng này là dịch vụ tồi, thực đơn nghèo nàn, giá cả trên trời, kế hoạch đầu tư và quản lý tài chính kém hiệu quả.
Những nhà hàng hay quán café thành công thường bắt nguồn từ việc tích lũy kinh nghiệm. Điều này giúp họ đưa ra được bản kế hoạch kinh doanh hợp lý, xác định hướng phát triển đúng đắn, nhanh chóng thích nghi với môi trường. Không những thế, những người quản lý nhà hàng còn lường trước được những khó khăn sẽ phải đối mặt trong những tháng đầu tiên thành lập nhà hàng và dự trù những biện pháp giải quyết.
Do đó, trước khi bạn quyết định khởi nghiệp với việc kinh doanh nhà hàng hay quán cafe của riêng mình, hãy tích cực học hỏi tất cả những gì có thể, tích lũy từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm kinh doanh bằng việc xin làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong những nhà hàng và các quán cafe đã kinh doanh thành công.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu của mình, tìm ra điểm riêng biệt trong cách quản lý và vận hành nhà hàng, có kiến thức về tuyển dụng, các chiến dịch quảng cáo tiếp thị và nắm bắt được tâm lý khách hàng.
>>> Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả
Nếu quyết định mở quán cafe hay nhà hàng của bạn chỉ là bộc phát, chạy theo trào lưu thị trường mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì công việc kinh doanh đó đã thất bại đến 50%. Như đã nói ở trên, kinh doanh nhà hàng cần có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, đòi hỏi người quản lý phải có đầu óc quan sát và tổng hợp sắc bén, có như thế mới giúp nhà hàng phát triển đúng quỹ đạo và tạo ra sự khác biệt.
Dấu ấn riêng là điểm mấu chốt giúp quán cafe, nhà hàng của bạn trở nên khác biệt so với rất nhiều những hàng quán na ná khác trên thị trường. Sẽ rất khó để kiểm soát trên con đường bạn đi có bao nhiêu nhà hàng cùng chung hướng phát triển. Điều duy nhất bạn cần làm là tạo sự khác biệt cho chính doanh nghiệp của mình để thu hút khách hàng và hạn chế đối thủ cạnh tranh.
Nhưng “ăn cắp sự sáng tạo” của người khác và biến nó thành ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống của mình lại là một khía cạnh khác. Trong kinh doanh việc lấy cắp bí quyết giữa các doanh nghiệp xảy ra hàng ngày và hẳn nhiên không có người tiêu dùng nào trung thành với bản nguyên sáng tạo khi chất lượng đi kèm tồi.
Việc mở quán cafe cũng vậy, quán A đưa ra một loại thức uống mới, quán B ăn cắp công thức nhưng tạo ra loại đồ uống ngon hơn. Vậy bạn nghĩ khách hàng sẽ chọn quán A hay quán B? Họ không quan tâm bạn dùng phụ liệu của ai, như thế nào, chỉ cần đồ uống ngon. Quán A sáng tạo ra loại thức uống đó nhưng làm không ngon, khách hàng sẽ lập tức đổi sang quán B pha chế ngon hơn. Vậy hãy “ăn cắp sự sáng tạo” của người khác nếu bạn giỏi nhưng hãy cố để vượt qua nó.
Thực hiện các chiến dịch nghiên cứu thị trường thường tốn kém kinh phí, và cần nguồn nhân lực nhất định. Chính vì vậy, rất nhiều thương hiệu mới với kinh phí hạn hẹp thường tìm cách cắt giảm bớt chi phí nghiên cứu thị trường ban đầu. Dù tiết kiệm được một khoản kinh phí nhất định, nhưng đây là việc làm hết sức nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát kinh doanh của doanh nghiệp về lâu về dài. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải thừa nhận họ sai lầm khi không nghiên cứu thị trường trước khi chính thức đưa nhà hàng vào hoạt động. Những ý tưởng kinh doanh mới lạ, những thực đơn bắt mắt, được chăm chút và đặt rất nhiều kỳ vọng, nhanh chóng “chết yểu” vì… không được thị trường chấp nhận.
Những điều mà bạn thích chưa chắc đã là điều mà khách hàng muốn. Nhiều chủ nhà hàng mới mở, thường tự mình lên danh sách các món ăn trong thực đơn theo cảm tính cá nhân, phỏng đoán mà không có sự điều tra thị hiếu thực tế. Bạn nên dành nhiều hơn thời gian, tìm hiểu menu của các nhà hàng để tìm ra cái nhìn thực tế về khẩu vị và giá thành của đối tượng mà bạn đang nhắm đến. Kì công hơn, bạn có thể làm 1 cuộc điều tra với những người dân xung quanh khu vực bạn định mở nhà hàng để có thể nắm được nhu cầu về khẩu vị của họ. Như vậy, bạn sẽ đáp ứng được sát hơn nhu cầu của thực khách, tránh thất bại.
Việc phân tích địa điểm kinh doanh là yêu cầu rất quan trọng khi bạn có ý định kinh doanh nhà hàng. Bạn phải ước tính được lưu lượng người qua lại khu vực đó là bao nhiêu (tối thểu phải đạt mức 100-180 lượt người/ phút), đặc thù giao thông khu vực bạn ở như thế nào (đường một chiều hay hai chiều? có chỗ để xe cho khách không? có ngập lụt mỗi khi mưa lớn?)…
Tất cả những điều nhỏ nhặt đó lại là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh của bạn thắng hay bại.
Những sai lầm mà những người có ý định kinh doanh nhà hàng thường vấp phải khi lựa chọn địa điểm kinh doanh chính là tâm lý muốn tận dụng mặt bằng của gia đình hoặc người thân để kinh doanh nhằm mục đích tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, hoặc thấy thiên hạ làm được, nhà hàng xóm làm được thì mình cũng làm được.
Có thể mặt bằng của nhà bạn rộng rãi, sạch sẽ, gần đường đi lại nhưng nếu bạn không tính toán một cách tỉ mỉ và logic, bạn vẫn có thể thất bại ngay trên chính mảnh đất của mình.
Không những chỉ ở lĩnh vực nhà hàng – quán ăn mà việc thiếu vốn có thể thấy ở rất nhiều mô hình kinh doanh khác.
Thông thường, trong lĩnh vực ăn uống, bạn phải dự trữ 20-30% tổng kinh phí đầu tư để làm quỹ dự phòng vì trong 6 tháng đầu hoạt động, chắc chắn quán của bạn sẽ không thể đông khách như bạn mong muốn, đồng thời bạn sẽ thấy rất nhiều các khoản phải chi ra mà không hề có trong tính toán, chưa kể đến những rủi ro bất thường mà bạn có thể gặp phải trong kinh doanh (tại Smart Goal chúng tôi thường gọi đó là những khoản chi phí vô hình).
Hãy sẵn sàng để tránh rơi vào tình trạng “chưa ra đến chợ đã rơi hết tiền”.
Tư tưởng bảo thủ là điều tối kỵ trong kinh doanh nhà hàng – quán ăn, là chủ quán, bạn phải luôn cân đối được sự phù hợp giữa đầu bếp – khách hàng – và bản thân bạn. Hãy tự hỏi, bạn sẽ “bán thứ khách hàng cần hay bán thứ bạn có?” Thật tuyệt vời nếu câu trả lời của bạn là “khách hàng cần đúng thứ bạn có”.
Ngoài ra thiết kế nhà hàng, tạo không gian quán cũng là một yếu tố không thế bỏ qua, đừng tự sắp xếp theo ý mình nếu bạn chưa có kinh nghiệm cũng như sự tính toán kỹ bởi việc sửa sai sẽ tốn thời gian và công sức nhiều hơn bạn tưởng đó. Hãy trở nên thoải mái và linh hoạt bằng cách trao đổi cụ thể với bộ phận thiết kế, xây dựng quán.
Làm việc theo team có thể làm thay đổi toàn bộ ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống của bạn, nhưng điều đó chỉ nhằm mục đích chung là làm cho nhà hàng – quán ăn của bạn tốt lên mà thôi.
Kinh doanh nhà hàng ăn uống là lĩnh vực khá đặc thù, các sản phẩm trước khi đến với tay khách hàng phải đảm bảo các quy tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm khác nhau. Tức là từng nguyên liệu cấu thành nên món ăn phải đảm bảo đạt những chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định. Quy trình xử lý, bảo quản thực phẩm cũng là điều mà những người kinh doanh trong ngành F&B phải quan tâm. Ví dụ: các thực phẩm dễ hỏng, nước uống pha chế hay thức ăn dùng trong ngày thì cần được xử lý như thế nào, bảo quản ra sao để giảm tỷ lệ hao hụt do hư hỏng
Thông thường các chủ nhà hàng không nhận ra nhà hàng của họ đang bị nhân viên gian lận. Việc gian lận thường xảy ra ở hai khâu thanh toán và quản lý kho, điều này làm thất thoát nghiêm trọng nguyên liệu, tiền bạc của nhà hàng. Một nhà hàng trung bình có thể tổn thất ít nhất 200.000đ/ngày, như vậy mỗi tháng trung bình nhà hàng của bạn mất 6 triệu đồng doanh thu.
Để tránh tình trạng gian lận ở nhân viên, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn giữ kiểm soát chặt chẽ tất cả các giao dịch kinh doanh và hàng tồn kho, tránh việc gian lận thanh toán và thất thoát tồn kho.
Có rất rất nhiều chủ nhà hàng nghĩ rằng tôi chỉ cần có món ăn ngon, giá cả thấp thì dù chất lượng dịch vụ có tồi thì khách hàng vẫn đến với tôi.
Và trên thực tế có rất nhiều nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam vẫn đang tồn tại với thực trạng như thế. Hẳn bạn đã nghe đến “phở chửi”, cháo chửi … hẳn bạn đã từng đến hoặc nghe bạn bè kể lại về những quán mà khi đến ăn bạn đã mất tiền mà vẫn phải nghe chủ quán chửi bới, thậm chí là đuổi đi.
Nhưng thực tế trên đời này, không có gì là vĩnh cửu, chẳng có gì là tốt nhất mãi mãi. Hôm nay món ăn của bạn có thể là ngon nhất nhưng ngày mai sẽ có người làm ngon hơn, hôm nay bí quyết của bạn là gia truyền thì ngày mai cũng sẽ có bí quyết khác bí truyền hơn.
Đừng chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm, hãy dùng chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng. Nếu bạn mang đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tuyệt vời hơn cả mong đợi của họ thì dù món ăn của bạn có không ngon bằng món gia truyền kia thì khách hàng vẫn vui vẻ ở lại bên bạn.
Có đến 80% các quán ăn,nhà hàng hiện nay không chú trọng đến marketing. Nhà hàng nào khi khai trương cũng rầm rộ quảng cáo, khuyến mại… nhưng khi đã đi vào hoạt động thì gần như họ quên bẵng đi việc làm này. Marketing nhà hàng đối với rất nhiều người là một việc gì đó xa xôi và không thực tế.
Bạn có muốn hình ảnh thương hiệu của mình phai nhạt trong tâm trí khách hàng? Bạn có muốn khách hàng nhẫm lẫn nhà hàng mình với thương hiệu khác? Hãy có một chiến lược marketing hiệu quả và dài hơi. Vì trên thực tế, việc thường xuyên đầu tư dù một khoản rất nhỏ doanh thu vào marketing sẽ mang đến cho bạn những lợi ích mà bạn không ngờ tới.
>>> Xem thêm: Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng
Thị trường F&B hiện nay thật khó để tìm thấy một “đại dương xanh” cho mình, gần như mọi ngóc ngách của thị trường đã có dấu chân của những thương hiệu đi trước. Các doanh nghiệp mới trong ngành F&B nếu không chứng minh được giá trị của cửa hàng mình là sự lựa chọn xứng đáng, có thể thay thế cho những cửa hàng cùng phân cấp, cùng lĩnh vực hiện có thì sẽ rất khó thuyết phục được khách hàng lựa chọn sử dụng. Ngay cả khi, những thương hiệu mới đã tìm được cách gây chú ý với khách hàng nó vẫn luôn có nguy cơ bị loại khỏi thị trường bởi những thương hiệu mới nổi khác.
Tóm lại, ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống rất hấp dẫn, nhưng tốc độ đào thải cũng là rất nhanh và mức độ cạnh tranh là vô cùng khắc nghiệt. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, các doanh nghiệp không nên chủ quan mà nên tìm hiểu kĩ về thị trường trước khi bắt đầu công việc kinh doanh để giảm bớt rủi ro.
Nguồn: https://salekit.vn/blog/kinh-doanh-nha-hang-an-uong-thua-lo-tien-ty-chi-vi-thieu-tinh-toan.html
Post Views:
579
- Tìm hiểu giới hạn kích thước và khối lượng hàng hoá trên Shopee
- Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO
- Tại sao Shopee báo “bạn đã lưu voucher này” nhưng không sử dụng được?
- Một số lỗi thường gặp trong quá trình xác thực ví eM trên Lazada
- Tin được không? Kinh doanh mỹ phẩm online thành công chỉ với 5 triệu đồng