Chỉ số ROI là gì?
Chỉ số ROI là Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là từ viết tắt của Return on Investment – Tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư.
Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing, đặc biệt trong SEO và Content Marketing .
ROI (Return on investment) – Tỷ số lợi nhuận: là một phép tính minh họa những gì bạn đạt được từ những gì bạn đầu tư.
Khi đã biết ROI là gì chúng ta hãy cùng nhau tính ROI với công thức nào!
Công thức tính ROI
ROI = (Doanh thu – Chi phí) / Chi phí
Tính toán được ROI từ các chiến dịch SEO website sắp thực hiện cho doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu và mạnh dạn quyết định liệu có nên đầu tư vào một kế hoạch SEO của bất cứ công ty SEO nào đề xuất không?
Đúng, có thể bạn đã đoán được, bài viết này tôi muốn gửi đến các Chủ doanh nghiệp/ SEO Manager/ Marketing manager đang mong muốn phát triển công ty mình bằng kênh SEO website hiệu quả. Một câu hỏi đặt ra là vai trò của ROI là gì trong chiến lược SEO.
Cảnh báo nhỏ: chúng ta sẽ cùng nhau làm khá nhiều các phép tính toán. Nhưng sẽ không quá khó đâu! Tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách ước tính lợi nhuận thu được từ SEO!
3 Cách tính ROI SEO website hiệu quả
Nhìn chung, sẽ có 3 bước chính để bạn thực hiện:
Bước 1: Để tính toán ROI của SEO từ nhiều góc độ, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét Tỷ lệ click (CTR) cho mỗi từ khóa xếp 20 vị trí hàng đầu trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Từ đó mà ta có thể ước tính được sự tăng trưởng organic traffic vào website nếu bạn nằm trong trang đầu tiên của Google.
Bước 2: Kế đó, chúng ta sẽ đo lường giá trị của organic traffic từ SEO tạo ra so với chi phí mà bạn tốn kém cho Adword nếu muốn kéo cùng một lượng traffic đó.
Bước 3: Cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nhau tính toán ROI của lượng organic traffic này. Tôi sẽ cho bạn công thức cụ thể để bạn tự tính toán ROI SEO của chính mình luôn nhé.
Vậy nếu bạn nhận được 1,000,000đ với chi phí 500,000đ, thì tính toán ROI của bạn sẽ trông như sau:
(1,000,000 – 500,000) / 500,000 =
100% ROI
Nhưng làm thế nào để bạn đo lường
ROI của SEO?
- Lifetime Value: là giá trị trọn đời của 1 khách hàng mới.
- Customer Acquisition Cost: Chi phí cần để tạo ra khách hàng mới.
Làm thế nào để tính LTV?
Nói một cách đơn giản, LTV là ước tính tổng lợi nhuận lâu dài kiếm được từ mỗi khách hàng mới cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Dưới đây là công thức tính minh họa LTV. Với 1 khách hàng trung bình có:
Tổng thời gian mua hàng (năm) | 5 |
Giá trị trung bình mỗi lần mua hàng (VND) | 500,000 |
Số lần mua hàng mỗi năm (lần) | 4 |
% lợi nhuận trên mỗi đơn hàng | 50% |
Lifetime value | 5,000,000 |
Nhập số liệu của bạn vào để tính LTV
Ví dụ: Bạn điều hành 1 cửa hàng bán pizza. Bạn bán ra những chiếc pizza ngon tuyệt vời, vì vậy bạn mong đợi khách hàng trung bình ở lại với bạn trong 5 năm. Trung bình, 1 khách hàng có thể mua pizza của bạn 4 lần/năm. Và, biên lợi nhuận gộp của bạn cho mỗi lần khách mua là 50%. Vậy thì số LTV của bạn trông như thế này
1 | LIFETIME VALUE (LTV) = 5 X 500,000 X 4 X 50% = 5,000,000 |
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi
phí cần để có được một khách hàng mới – CAC.
Vậy làm sao để tính được chỉ số CAC?
CAC là số liệu giúp chủ doanh
nghiệp biết được chi phí để có được khách hàng mới là bao nhiêu.
Do đó, bạn nên theo dõi CAC cho các loại hoạt động marketing khác nhau. Vì nhờ vậy, bạn tìm ra những gì hiệu quả nhất cho doanh nghiệp bạn. Những gì nên đầu tư để mang lại lợi nhuận tốt nhất – nói cách khác là mang lại ROI tốt nhất.
Trong trường hợp này – bạn sẽ có một CAC nhờ vào quảng cáo offline (treo banner, bảng hiệu, đi báo giấy…) khác với CAC cho mảng SEO.
Lưu ý: Con số CAC tổng quan nhất sẽ không chỉ tính trên các khoản đầu tư trong quảng cáo AdWords, SEO Web và Social Media không thôi. Mà còn là những chi phí khác cũng góp phần để có được khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Đó có thể là những chi phí như: hoa hồng bán hàng, tiền lương nhân viên bán hàng và tiếp thị, chi phí kinh doanh liên quan đến bán hàng và tiếp thị, v.v. Nhưng vì mục đích ở đây là tính ROI của SEO, nên tôi chỉ nói về con số CAC được đơn giản hóa để so sánh SEO với các kênh tiếp thị khác.
Công thức như sau:
TỔNG CHI PHÍ SEO / SỐ KHÁCH HÀNG MỚI = CAC
Liên kết với ví dụ phía trên, bạn
đầu tư một chiến dịch SEO trong vòng 6 tháng đầu với chi phí là 120,000,000đ để
thúc đẩy từ khóa “pizza ngon rẻ”. Khi lên top 1 từ khóa “pizza ngon rẻ” mang về
cho bạn tổng cộng 180 khách hàng mới trong 6 tháng tiếp theo (mỗi ngày chỉ cần
có thêm 1 khách hàng mới)
1 2 | CAC = 120,000,000/180= 667,000đ |
Nếu chúng ta đưa số liệu LTV và CAC
vào công thức ROI của chúng ta, nó sẽ trông như sau:
1 2 | SEO ROI = (5,000,000 – 667,000) / 667,000 = 650% ROI |
Lưu ý: chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC) khác nhau tùy theo ngành.
Thực ra, giá trị của một khách hàng mới thường mở rộng ra ngoài LTV của một khách hàng đó. Đôi khi, họ giới thiệu bạn bè đến cửa hàng của bạn hoặc để lại những review/đánh giá tích cực cho sản phẩm của bạn nhằm tăng thêm giá trị (hoặc nhiều doanh thu hơn) cho doanh nghiệp của bạn. Công thức CAC thật ra rất đơn giản nhưng điều khó khăn hơn hết chính là các chiếc lược SEO nào giúp bạn kéo đúng traffic mục tiêu từ đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
Bảng giá dịch vụ SEO Hoc11.vn | Khởi sắc Doanh thu 2020 NGAY HÔM NAY!
ROI trong Content Marketing
ROI Content Marketing là công thức dùng để đo lường độ hiệu quả của content marketing dựa trên việc tính toán tỉ lệ lợi nhuận thu về trên chi phí đầu tư cho Content marketing.
Độ hiệu quả content marketing này được thể hiện qua 3 chỉ số:
- Chỉ
số tiêu thụ Content (Awareness) - Chỉ
số tương tác với Content (Engagement) - Chỉ
số chuyển đổi (Leads, Customers)
Hầu hết các chỉ số này có thể được theo dõi trong Google Analytics, trong khi đó, lượt download, tỷ lệ mở và tỷ lệ click có thể được theo dõi thông qua phần mềm tự động hóa tiếp thị và công cụ phân tích mạng xã hội. Riêng các Chỉ số chuyển đổi cần phải được bộ phận tư vấn/chăm sóc khách hàng ghi nhận lại mới có thể đánh giá chính xác.
Vì sao cần phải đo lường ROI?
Tôi cá rằng, đến nay vẫn có
rất nhiều SEOer, Marketer và thậm chí Copy writer cũng luôn tự hỏi:
1 2 | <em>Tại sao và khi nào họ nên đo lường ROI trong Content Marketing?</em> |
Bạn nên đo lường ROI trong Content Marketing vào mỗi khi triển khai một chiến dịch marketing (Marketing Campaign) để:
- Kiểm soát tính hiệu quả của từng bài viết & tổng thể chiến lược Content áp dụng
- Định hướng chiến lược phát triển, đánh tập trung vào kênh/format content cụ thể
- Tạo dựng & tối ưu content mang lại hiệu quả vượt trội
- Tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho những nội dung không gián tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp!
2 Vấn đề trong đo lường ROI
Tuy nhiên, trước khi bước vào Công thức tính ROI trong phần kế tiếp, bạn nên hiểu được 2 vấn đề mà mọi marketer đều gặp phải, chính là:
- Tiếp thị nội dung là một cuộc chơi dài hạn: Hầu hết mọi campaign đều bắt đầu với các chỉ số vô cùng tồi tệ, tuy nhiên, điều này có thể cải thiện theo thời gian
- Rất nhiều lợi ích mà bạn rất khó có thể định lượng bằng chỉ số. Ví dụ như nhận thức về thương hiệu chẳng hạn.
Khi đã hiểu
được 2 vấn đề này, chúng ta cùng bước vào đo lường ROI trong Content Marketing nhé!
Cách tính ROI
Đo lường & báo cáo về chỉ số ROI Content Marketing không phải là một việc thú vị, nhưng nó là cách hiệu quả để biết được giá trị lợi nhuận của một doanh nghiệp khi đầu tư vào content marketing.
Có 2 bước cơ bản:
- Bước 1: Tính toán chi phí đầu tư
- Bước 2: Tính toán lợi nhuận thu được
Công thức tính ROI trong content marketing:
Để tôi giải thích chi tiết.
Bước 1: Tính toán chi phí
Các chi phí này bao gồm:
- Phí
tạo dựng content (bài viết, hình ảnh/video/infographic, …) - Thời
gian để lập kế hoạch & quản lý chiến lược content (thường sẽ là lương
của Content/Marketing Manager) - Chi
phí quảng cáo content, … - Phần
mềm & công cụ sử dụng (Illustrate, Photoshop hay các công cụ CIM như
Infusionsoft, MailChimp,
…)
Ở đây bạn cần phải theo dõi và ghi chú lại tất cả các chi phí thì mới có thể tính toán chính xác được ROI. Và hãy chắc rằng, bạn đã cộng cả chi phí outsource lẫn chi phí lương của team in-house của mình nhé!
Bước 2: Tính toán lợi nhuận
Giả sử bạn có 7 khách hàng mới trong tháng nhờ vào những người dùng mới xem blog của bạn và mỗi khách hàng chi khoảng 8 triệu (7 x 8 triệu =56 triệu), và thường 20% trong số đó mang về doanh thu thực sự cho doanh nghiệp.Vậy doanh thu hằng tháng của bài blog là 11,2 triệu (20% của 56 triệu).
Doanh thu 11,2 triệu trừ đi chi phí đầu tư cho bài blog (ví dụ: 9 triệu) sẽ ra lợi nhuận thu về. Trong ví dụ này, lợi nhuận là 2,2 triệu/ tháng. Vậy ở đây ROI sẽ là 24,4%.
Thông qua ví dụ cụ thể này, chúng ta có cái nhìn cụ thể về trường hợp 1 bài blog. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập ở trên, tính toán chỉ số ROI cho cả chiến lược content marketing không đơn giản như vậy.
Hầu hết các doanh nghiệp có kế hoạch lâu dài. Tuy nhiên, vẫn cần phải tính toán, theo dõi để lên chiến lược content marketing hiệu quả. Chúng ta thường dùng chỉ số tiếp cận content (thời gian trung bình trên trang, lượt xem trang, số lượt like trên instagram, facebook, …) như một cách đo lường thành công của chiến lược content marketing. Tuy nhiên, đó có phải là cách chính xác để đo lường sự thành công trong content marketing?
4 Cách tăng tỷ lệ ROI cho Chiến lược Content
Đến đây, bạn đã hiểu rõ được ROI là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Content marketing của bạn. Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 4 cách đơn giản để có thể tối ưu tỉ lệ ROI trong Content marketing của mình! Cùng tìm hiểu ngay nhé!
#1. Xác định mục tiêu cần đạt
Tiếp thị nội dung có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau; ta có thể sử dụng nó để:
- Cải thiện mối quan hệ thương hiệu của bạn với người tiêu dùng.
- Thu hút lượng truy cập mới vào trang web.
- Tạo phễu marketing để có được nhiều chuyển đổi hơn từ khách truy cập trang web hiện tại của bạn.
Tuy nhiên, một chiến lược Content tốt sẽ được tối ưu nội dung
content theo hành trình của khách hàng
Tìm hiểu ngay: 23 cách viết content hay, hiệu quả tức thì.
Giả sử, bạn đang kinh doanh dịch vụ du lịch châu Á, và Sản phẩm chính (core offer) của bạn là Tour Du Lịch Xuyên Châu Á trị giá 15.000.000đ. Và mỗi tháng website bạn có 100.000 traffic.
Với tỉ lệ chuyển đổi thành leads/đăng ký nhận bản tin là 5%, ước tính bạn sẽ có 100.000 x 5% = 5.000 subscriber vào danh sách mail của mình. Và 10% trong số họ quyết định mua tripwire (sản phẩm có giá trị nhỏ hay sample/free plan dùng thử), bạn sẽ có khoảng 500 khách hàng.
Vậy, với tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng mua sản phẩm chính (core offer) là 20% trên tổng số 500 khách hàng trên, sẽ có tổng 100 khách hàng sử dụng TOur Du lịch xuyên châu Á của bạn.
Theo cách tính này, căn cứ vào mục tiêu cần đạt về doanh số bán hàng và sử dụng các tỉ lệ chuyển đổi ở từng giai đoạn, bạn sẽ tính ra được mục tiêu traffic mình cần đạt bằng công thức:
Đến đây, bạn đã hiểu rõ được ROI là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong
#2. Tạo dựng Content giá trị theo từng giai đoạn
Khi đã có được mục tiêu rõ ràng về traffic, bạn cần tập trung
toàn lực và phân bổ nội dung content phù hợp cho từng giai đoạn này.
Ghi nhớ: Người dùng ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có một mục đích tìm kiếm khác nhau.
Tôi đã hướng dẫn chi tiết Cách tối ưu nội dung cho 4 mục đích tìm kiếm tại video bên dưới, hãy xem kĩ nhé!
Tại Hoc11.vn SEO, tôi thường chọn các nội dung mang tính chất như checklist, video hướng dẫn để thu hút người dùng để lại leads. Kế tiếp, tôi sẽ tạo dựng những content chuyên sâu để nuôi dưỡng những leads này thành khách hàng sử dụng dịch vụ SEO tphcm.
Các nội dung Content chuyên sâu này cần phải đảm bảo các yếu tố:
- Hướng dẫn & phân tích rõ ràng từng bước một cách chi tiết
- Nội dung mới, chuyên sâu, gia tăng thêm giá trị nhận được cho
người dùng
>> 7 cách viết bài chuẩn SEO giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng
#3. Tái sử dụng Content để tạo leads
Từ một bài blog lớn (tầm 3000 chữ), ta có thể trích ra trung bình 3 đến 4 bài post nhỏ (micro content) với nội dung khác nhau. Những bài viết micro content này sẽ được post lên các trang mạng xã hội và đóng vai trò điều hướng traffic về bài blog lớn trên website.
Nếu muốn tiết kiệm, bạn nên nhóm các bài viết nổi bật nhất mà bạn đã triển khai thành 1 bản ebook để thu hút leads mang về. Nếu content là dạng video, bạn có thể chọn 1 đoạn ngắn để chia sẻ lên mạng xã hội và điều hướng về web chẳng hạn.
Cách thức này hiệu quả, lại tiết kiệm ngân sách, nguồn lực phải không?
Nếu content là dạng video, ta có thể chọn 1 đoạn ngắn để chia sẻ lên mạng xã hội và điều hướng về web chẳng hạn.
#4. Chọn kênh phân phối
Tips:Ngưng quảng bá content ở mọi kênh mà bạn có thể nghĩ đến!
Ở đây, tôi đang nói đến các kênh như Facebook, Youtube, Instagram, …Lý do là vì người dùng trên các kênh khác nhau sẽ có hành vi (behavior) rất khác nhau. Một content được đăng ở kênh này hoạt động tốt không có nghĩa cũng thành công ở kênh khác. Vì vậy, hãy tập trung vào tối đa 3 kênh mang đến cho bạn nhiều khách truy cập nhất cho thời gian, công sức và tiền bạc của bạn.
>>Lý tưởng nhất là bạn Sử dụng Google Analytics để chọn lựa kênh truyền thông phân phối Content hiệu quả. Tôi đã đề cập trong bài viết này rồi, hãy xem kĩ nhé!
Kết luận
Kết thúc bài viết chắc bạn đã hiểu ROI là gì rồi phải không nào..
Trên thực tế có rất nhiều cách để tối ưu ROI cho Content Marketing, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu được tầm quan trọng của ROI, cũng như là cách sử dụng ROI để đánh giá hiệu quả chiến lược Content Marketing của mình.
Bạn muốn tăng trưởng doanh thu bền vững thông qua nghiên cứu hành trình khách hàng? Hay bạn muốn tận dụng kênh digital để tối ưu hóa các chiến lược digital marketing? Tham khảo ngay gói dịch vụ digital marketing của Hoc11.vn SEO!
Bạn đã tối ưu tỷ lệ ROI của mình như thế nào? Hãy chia sẻ cho tôi nhé!
Tham khảo bài viết:
- Marketing online là gì? Hướng dẫn cơ bản cho người mới bắt đầu
- Digital Marketing là gì? 10 hình thức Digital Marketing hiệu quả
- Quy trình SEO Web 2020: Các bước SEO Website “càn quét” thứ hạng Google
- Miễn phí 3 ngày học thử khoá học SEO Online miễn phí Entity Mastermind giúp bạn X10 Organic Traffic!