Kinh doanh trà sữa chưa bao giờ hết “HOT”. Minh chứng cho điều này sự ra đời hàng loạt của các cửa hàng trà sữa từ cao cấp đến bình dân. Nếu bạn có số vốn nhỏ, nhưng vẫn muốn “dấn thân” vào ngành nghề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để được chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình trà sữa vỉa hè.
1. Những điều cần biết trước khi xây dựng mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè
1.1. Ưu điểm của mô hình trà sữa vỉa hè
– Tiết kiệm chi phí: Bạn không cần đầu tư số vốn ban đầu quá lớn cho việc thuê mặt bằng, trang trí, sắm sửa nội thất. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng các vỉa hè hay mặt bằng trước quán nào đó để kinh doanh và tiết kiệm 1 số tiền lớn. Bạn chỉ cần sắm sửa 1 chiếc xe đẩy, vài ba bộ bàn ghế nhựa cùng nguyên vật liệu, dụng cụ là đã có thể tiến hành khởi nghiệp.
– Khách hàng đa dạng và đông đảo: Do mô hình quán trà sữa vỉa hè này tiết kiệm được nhiều chi phí nên giá thành sản phẩm thường không cao, khoảng 10.000 – 20.000 đồng/ly. Chính vì thế, từ người già, đến trẻ nhỏ hay tầng lớp có thu nhập thấp đều có thể mua được, đem lại cho bạn lượng khách hàng và khoản lợi nhuận lớn.
– Bán hàng linh động: Mô hình này thường sử dụng xe đẩy như 1 cửa hàng, vì thế bạn có thể thoải mái di chuyển đến những vị trí thuận lợi nhất để bán hàng.
1.2. Nhược điểm của mô hình trà sữa vỉa hè
– Phụ thuộc nhiều vào thời tiết: Bán trà sữa vỉa hè sẽ đồng nghĩa với ngoài trời. Vì thế nếu thời tiết mưa nắng thất thường sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn, doanh thu sụt giảm. Hơn nữa, bạn sẽ phải tiếp xúc nhiều với bụi bặm, “dãi nắng dầm mưa” nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
– Quyền sử dụng vỉa hè: Đây là khó khăn lớn nhất khi thực hiện mô hình bán trà sữa vỉa hè. Bởi hiện nay các cơ quan chức năng đang siết chặt hơn về vấn đề lấn chiếm nơi công cộng để kinh doanh, gây mất mỹ quan đô thị. Bạn chỉ được kinh doanh trong những khu vực cho phép, nếu vượt quá sẽ bị tịch thu đấy. Vậy nên chú ý cẩn thận nhé.
– Dễ xung đột với các quán khác: Vì tiết kiệm chi phí và lợi nhuận lớn nên nhiều người đổ xô đi kinh doanh. Bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều quán trà sữa khác trong cùng một địa điểm.
2. Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình trà sữa vỉa hè
2.1. Xác định tập khách hàng mục tiêu
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho quán của mình. Đó có thể là học sinh – sinh viên, dân văn phòng, hay người trung tuổi,…chẳng hạn. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về sở thích, nhu cầu, thói quen mua hàng và khả năng tài chính của họ. Bước này vô cùng quan trọng bởi nó giúp bạn xác định được loại sản phẩm kinh doanh và đưa ra giá bán phù hợp cũng như cách trang trí cho quán trà sữa vỉa hè.
2.2. Xác định số vốn cần để xây dựng mô hình trà sữa vỉa hè
Kinh doanh trà sữa vỉa hè cần bao nhiêu vốn? Đây chắc chắn là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đang muốn tham gia lĩnh vực này.
Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với số vốn từ 10 – 15 triệu, và phân bổ như sau: 6 – triệu mua xe đẩy, 2 – 3 triệu mua dụng cụ như bàn ghế nhựa, ly nhựa, ống hút, thùng đựng đá, đồ trang trí, biển hiệu,…và 2 – 3 triệu để mua nguyên, vật liệu.
Nếu muốn kinh doanh trà sữa vỉa hè thành công thì bạn nên học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước về những gì họ đã làm, những bí quyết, những chiến lược cụ thể đã giúp họ thành công. Để từ đó bạn có thể áp dụng hoặc cải thiện mô hình kinh doanh của mình nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.
Song song với đó, bạn nên thiết kế và hoàn thiện menu của quán, nên đưa vào những thức uống phù hợp với đối tượng mục tiêu đã đề ra từ trước. Hoặc đi theo xu hướng, kinh doanh những loại trà sữa “hot” như: Trà sữa trân châu đường đen, trà chanh, trà đào, trà sữa Đài Loan,…
2.4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh trà sữa vỉa hè
Nếu quán trà sữa vỉa hè của bạn là cố định thì vị trí kinh doanh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Ví dụ: Bạn có số vốn nhỏ và mục tiêu nhắm tới là học sinh – sinh viên thì nên mở quán tại những khu vực gần trường học. Nếu là đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng thì nên mở gần các tòa nhà, xí nghiệp cao tầng.
Còn nếu quán của bạn hoạt động theo hình thức lưu động, linh hoạt thì cứ chỗ nào đông người như hội chợ, khu đô thị, khu dân cư,… thì bạn đến.
2.5. Thiết kế biển hiệu và trang trí quán
Một trong những đặc điểm của mô hình trà sữa vỉa hè này là sẽ không cần trang trí quán quá cầu kỳ. Chỉ với 1 chiếc xe đẩy dễ thương, 1 tấm bảng nhỏ ghi tên và logo của quán, vài dây đèn nháy,…cũng đủ để bạn tạo ấn tượng với khách. Ngoài ra, bàn ghế, ống hút, ly cốc,… cũng cần gọn gàng sạch sẽ để giúp khách hàng có thiện cảm hơn với quán của bạn.
2.6. Sắm sửa máy móc và tìm nguồn nhập nguyên liệu cho quán
Đối với quán vỉa hè bạn cần một số máy móc và dụng cụ như: máy xoay, máy ép miệng ly, thùng đựng đá, cốc, ống hút,…Để giảm chi phí, bạn có thể mua lại các thiết bị này từ các quán đang thanh lý. Tuy nhiên, cần tìm hiểu thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.
Bên cạnh dụng cụ, bạn cũng phải tìm nguồn nhập nguyên liệu chất lượng, giá gốc cho quán để có thể hợp tác lâu dài. Nên lưu ý, lựa chọn những nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khách hàng và uy tín của quán.
2.7. Đăng ký giấy phép kinh doanh cho mô hình trà sữa vỉa hè (nếu là quán cố định)
Theo luật pháp quy định, chỉ có 1 số ngành nghề kinh doanh như bán hàn rong (kiểu xe đẩy trà sữa) thì không cần đăng ký thủ tục pháp lý. Còn trường hợp nếu địa điểm kinh doanh của bạn là cố định thì phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Vì thế, muốn làm ăn suôn sẻ và lâu dài thì đừng bỏ qua bước này nhé.
2.8. Lên kế hoạch marketing cho quán
Bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là lên kế hoạch marketing cho quán. Có rất nhiều cách để bạn lựa chọn như phát tờ rơi, chương trình khuyến mãi,…nhằm thu hút khách hàng trong thời gian đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kênh online để tiến hành PR thông qua mạng xã hội như: Foody, Grab Food, Now, Facebook,…
Trên đây là một số kinh nghiệm xây dựng mô hình trà sữa vỉa hè mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng những thông tin và kiến thức này sẽ hữu ích cho quá trình khởi nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!
–>
- Cách để Index link bài viết trên website lên Google nhanh nhất
- Tất tần tật các câu hỏi về nhụy hoa nghệ tây (saffron)
- Những lợi ích tuyệt vời khi kinh doanh cùng lúc trên nhiều sàn TMĐT khác nhau
- Rau bí và 10 lợi ích sức khỏe không ngờ đến
- Làm sao để tìm kiếm khách hàng tiềm năng khi kinh doanh nội thất