HeatMap: Cẩm nang từ A-Z

Heat Map là một công cụ phân tích hành vi của người dùng trang web của bạn, như họ thích thú với tiêu đề nào, họ chú ý điều gì ở web, thứ thu hút ánh nhìn của họ hay thứ bị bỏ qua. Đối với những ai đang điều hành một trang web, đây là công cụ không thể bỏ qua để đảm bảo một website năng suất.

Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ nhận biết được có bao nhiêu loại Heat Map và làm thế nào để tạo và phân tích chúng từ những ví dụ thực tế đến các nghiên cứu tin cậy, để tự cảm nhận hiệu quả và sự quý giá mà công cụ mang lại trong việc đẩy mạnh phát triển trang web của bạn.

1. HeatMap là gì?

Truc quan-Heat Map
Công cụ trực quan Heat Map

HeatMap được hiểu là một kiểu bản đồ nhiệt, dùng hình ảnh và màu sắc hiển thị những dữ liệu. Công cụ trực quan này làm việc đọc dữ liệu phức tạp dễ dàng hơn. Người đọc có thể hiểu ý nghĩa của dữ liệu qua một lần nhìn.

Heat Map bắt đầu từ thế kỷ 19. Tại thời gian này, người ta sử dụng các thanh màu xám để diễn giải dữ liệu theo các ma trận và bảng (dữ liệu). 

Heat Map-thap nien 1990
Heat Map thập niên 90

Từ “Heat Map” được lần đầu công nhận là sản phẩm độc quyền vào đầu thập niên 90, khi nhà thiết kế phần mềm Cormac Kinney tạo ra một công cụ để diễn tả trực quan thông tin thị trường tài chính. Đến nay, Heat Map vẫn có thể được thiết kế bằng tay, bằng cách vận dụng Excel hoặc một trang web chuyên dụng như Hotjar.

2. Heat Map website trông ra làm sao?

Một Heat Map đặc thù cho website mô tả thành tố được truy cập nhiều nhất, thông qua gam màu nóng như đỏ, và thành tố ít nổi tiếng nhất, thông qua gam màu lạnh như xanh da trời, của website đó.

giao-dien-heatmap
Scroll Map (trái) – Move Map (Phải)

Bằng việc phân tích hành vi của người dùng web, Heat Map phân tích dữ liệu và đưa ra một cách hiểu nhanh về sự tương tác của người dùng đối với một website nhất định. Người dùng truy cập vào đâu, độ thu hút chú ý, hay thứ bị phớt lờ trong web – tất cả giúp chủ web xác định được xu hướng và tối ưu nó nhằm tăng sự tương tác giữa web và người dùng.

Công cụ còn hiển thị các chỉ số trung bình, như các đề mục người dùng lập tức thấy được trên trang web mà không cần sử dụng thanh kéo ngay khi họ truy cập vào trang.

3. Chủ website sẽ biết gì về người dùng?

Phân loại các Heat Map

Heat Map thực chất là một từ mang nghĩa rộng bao gồm luôn cả các công cụ dùng để lập nên nó: các loại map đo độ kéo, map động, map đo độ click.  Phân biệt được sự khác nhau giữa chúng là một điều tiện lợi, vì mỗi loại đọc vị một đến một khía cạnh khác nhau trong hành vi truy cập của người dùng.

a. Scroll Map – Map đo độ kéo

scrollmap
Một Scroll Map

Scroll Map hiển thị chỉ số phần trăm người dùng scroll web của bạn đến một địa điểm nhất định của trang: phần nào của web càng đỏ, tức người dùng thấy tương tác với chúng nhiều nhất. 

b. Click Map – Map đo độ click

Clickmap
Một Click Map

Click Map hiển thị nơi nào của web nhận được nhiều cú click nhất của người dùng (kể cả khi đó là click của chuột trên màn hình máy tính hay cái chạm của ngón tay trên giao diện điện thoại). Mã màu được sử dụng trong đây hiển thị theo trình tự như sau; Đỏ – nhiều nhất, Cam – trung bình, Vàng – thấp.

c. Move Map – Map đo độ động

Movemap
Một Move Map

Move Map theo dõi cách định hướng web của người dùng. Các điểm nóng thể hiện trên Move Map chứng tỏ người dùng thường rê chuột vào đó nhất. Các nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa thứ người dùng đang tìm kiếm và nơi họ đặt chuột – Tức, Move Map sẽ cho bạn cái nhìn tiên tri tương đối về nơi mà người dùng có thể quan tâm khi lượt nhìn trang web của bạn.

4. Dành cho Desktop và điện thoại di động

giao-dien-heatmap
Giao diện Desktop – Mobile

Kiểu Heat Map này giúp bạn so sánh năng suất của cùng 1 trang web nhưng được truy cập thông qua 2 thiết bị khác nhau. Ví dụ, nội dung của một trang web được nằm đầu trên giao diện desktop, nhưng chỉ xuất hiện trên giao diện điện thoại khi người dùng kéo xuống. Bạn cần so sánh sự tương tác giữa 2 giao diện và hiểu lý do đằng sau đó.

5. Lợi ích không tưởng của Heat Map

Heat Map có thể giúp bạn đọc vị sự tương tác giữa người dùng và website, để bạn có thể vạch ra những câu hỏi mang tính thiết yếu cho cách bạn điều hành trang web, như “tại sao người dùng của tôi không chuyển đổi?” hay “làm thế nào để thúc đẩy người dùng dùng web?”. Qua đó, bạn có thể phân loại người dùng thành:

  • Đã tìm được nội dung cần thiết hay không thể tìm thấy
  • Tìm kiếm và sử dụng các đường link chính của trang, các nút lệnh, CTAs
  • Sự chú ý bị phân tán bởi các thành tố không thể truy cập
  • Gặp phải những vấn đề khi chuyển đổi thiết bị/giao diện

Là một công cụ trực quan, Heat Map cung cấp dữ liệu để, dựa vào đó, bạn có thể đưa ra những quyết định thực tế, có cơ sở về việc thử nghiệm, kiểm tra hay tái cơ cấu trang web của mình. Công cụ này còn hữu dụng ở quy mô kinh doanh rộng lớn hơn: truyền đạt thông tin đến các thành viên của nhóm hoặc các bên liên quan về việc gì đang diễn ra và huy động vốn dễ dàng hơn khi cần phải thay đổi về mặt kinh doanh. Đơn giản là vì không thể phủ nhận các thông tin như thế này được.  

Nguồn: https://www.hotjar.com/heatmaps/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *