Kinh doanh nhượng quyền nhà hàng cần lưu ý những gì?

Trong chuỗi bài viết kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, mình đã có chia sẻ về các bước kế hoạch kinh doanh, từ tìm kiếm sản phẩm, phác họa chân dung khách hang, cho đến thiết kế quán và thiết lập trang web… Trong bài tiếp theo này, chúng ta sẽ nói về kinh doanh nhượng quyền nhà hang, khi mà bạn muốn tận dụng sản phẩm thương hiệu sẵn có mà không cần xây dựng từ đầu.

Kinh doanh nhượng quyền nhà hàng cần lưu ý gì

1. Nắm rõ tính chất của việc nhận quyền kinh doanh nhà hàng được xác định bởi điều gì

Nhiều người thường bỏ qua vấn đề này vì nghĩ rằng toàn bộ chuỗi nhà hàng đều được nhận quyền kinh doanh nhưng trên thực tế không phải như thế. Ví dụ như Starbucks là chuỗi nhà hàng nổi tiếng nhất trên thế giới. Nhưng nhà hàng này thuộc quyền sở hữu và kinh doanh của một tập đoàn mà không phải là nhà hàng được nhận quyền kinh doanh. Còn Applebee’s lại là kiểu nhà hàng được nhận quyền kinh doanh. Bên nhận quyền là những nhà đầu tư, họ được phép mua quyền để mở nhà hàng mang thương hiệu Applebee’s nhưng họ phải trả phí nhượng quyền cho trụ sở chính (Hay còn gọi là bên nhượng quyền). Đổi lại, bên nhượng quyền sẽ phải lo phần tiếp thị, quảng cáo, thiết kế thực đơn và giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh cho bên nhận quyền.

2. Tìm hiểu xem mô hình nhà hàng nào tốt nhất để nhận quyền kinh doanh

Nhận quyền kinh doanh nhà hàng bao gồm các mô hình nhà hàng như nhà hàng fast casual (Panera Bread, Applebees, Chilis Grill & Bar,…), nhà hàng thức ăn nhanh (KFC, Taco Bell, McDonalds,…) và chuỗi nhà hàng của những thương hiệu ít nổi tiếng hơn (Cold Stone Creamery,…).

Trước khi quyết định nhận quyền kinh doanh nhà hàng, bạn cần nghiên cứu thị trường cạnh tranh, tình hình kinh tế và lựa chọn xem mô hình kinh doanh của thương hiệu nào sẽ phù hợp với thị trường của bạn. Ví dụ như: Bạn có ý định nhận quyền kinh doanh nhà hàng của thương hiệu KFC ở khu vực mà quanh đó đã có vài nhà hàng Lotteria thì đây không phải là một ý tưởng tốt. Ngoài ra, khi nhận quyền kinh doanh của một thương hiệu nào đó, bạn cũng phải phân tích, đánh giá mức thu nhập trung bình của người dân trong khu vực đó, cũng như đối tượng mà sản phẩm của mình hướng đến là những đối tượng nào.

Xem thêm: Cách kinh doanh nhượng quyền trà sữa

3. Kiểm tra tình hình tài chính của bạn và các tiêu chuẩn của nhà hàng

Nhận quyền kinh doanh nhà hàng của một thương hiệu nào đó là việc đầu tư đắt đỏ. Chi phí yêu cầu phải có của mỗi một thương hiệu sẽ khác nhau và không phải thương hiệu nào cũng nhượng quyền kinh doanh cho bạn. Điều này, làm bạn không có nhiều sự lựa chọn. Đồng thời, kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc nhận quyền kinh doanh nhà hàng . Trước khi nhận quyền kinh doanh của bất kỳ thương hiệu nào, bạn cũng nên cân nhắc các thông tin sau:

+ Brinker International yêu cầu bạn phải có tối thiểu 500.000 đô la sau thuế và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng casual thì bạn mới được nhận quyền kinh doanh.

+  Applebee’s yêu cầu bạn phải có 500.000 đô la giá trị tài khoản có thể thanh toán và có tối thiểu 1,5 triệu đô la sau thuế.

+ Panera Bread yêu cầu bạn có tài sản có thể thanh khoản trị giá 3 triệu USD và 7,5 triệu sau thuế. Ngoài ra, để nhận quyền kinh doanh, bạn cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà hàng và bất động sản.

Để tìm hiểu thông tin về việc nhận quyền kinh doanh nhà hàng, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên website: www.foodfranchise.com. Trên trang web này có liệt kê các cơ hội để nhận quyền kinh doanh. Ngoài ra, nhiều chuỗi nhà hàng có sẵn danh sách các yêu cầu về nhượng quyền kinh doanh trên chính trang mạng cung cấp thông tin của họ.

4. Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Để không vướng phải nhiều thiếu sót trong ý tưởng nhận quyền kinh doanh nhà hàng, bạn cần lập một kế hoạch để vay vốn từ ngân hàng hoặc vốn từ những nhà đầu tư. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư nhận quyền kinh doanh cho một thương hiệu nào đó đặc biệt là các thương hiệu mới, bạn cần tìm hiểu về lịch sử và tình hình tài chính của thương hiệu nhận đó. Một công việc quan trọng không thế thiếu trong việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đó là kiểm tra tình hình kinh tế, dân số trong khu vực và lựa chọn địa điểm phù hợp.

Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

5. Xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh với luật sư

Khi bạn được chấp thuận để nhận quyền kinh doanh nhà hàng và đảm bảo vấn đề tài chính, bạn sẽ phải ký hợp đồng với bên nhượng quyền. Bạn cần xem xét kỹ càng các điều khoản có trong hợp đồng với luật sư của mình. Bạn cần phải cẩn trọng để đảm bảo quyền lợi của mình. Những điều quan trọng nhất bạn cần phải xem xét thật kỹ đó là:

+ Bạn cần biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu việc nhượng quyền không thàng công?

+ Bạn có buộc phải trả cho bên nhượng quyền bao nhiêu tiền dù việc kinh doanh của bạn lỗ hay lãi không? Nếu phải trả thì thời hạn trả và cách thức trả như thế nào?

+ Bạn có nhận lại được khoản tiền nào từ số tiền bạn đã đầu tư hay không?

Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thế nào

Tất cả những điều trên bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký tên trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh! Và hãy nhớ rằng dù việc bạn được nhận quyền kinh doanh là lợi thế tốt nhưng không phải bất cứ ai kinh doanh cho chuỗi cửa hàng đã có thương hiệu đều sẽ thành công. Bạn cần phải làm việc nghiêm túc và chăm chỉ thì thành công mới mỉm cười với bạn được nhé!

Nguồn: https://www.sapo.vn/blog/kinh-doanh-nhuo%cc%a3ng-quyen-nha-hang-can-luu-y-nhung-gi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *