RỐI LOẠN TÂM THẦN

Theo phân loại của Hội Tâm thần Mỹ, có 5 chứng thuộc nhóm các rối loại phát triển lan toả kiểu tự kỷ; bao gồm:

1.   Hội chứng Asperger

2.   Tự kỷ

3.   Hội chứng Rett

4.   Hội chứng thoái triển ở trẻ em

5.   Các rối loạn phát triển không đặc hiệu khác.

Các dấu hiệu của tự kỷ

Tự kỷ có biểu hiện đặc trưng bằng 3 lĩnh vực:

1. Khó khăn về quan hệ xã hội 

Trẻ không biết khởi xướng, bắt đầu làm quen, hoặc khó tiếp nhận một người bạn mới. Trẻ ít quan tâm và không có nhu cầu chia xẻ hứng thú, nhu cầu và hoạt động với bạn bè và mọi người xung quanh

·         Không thưa khi được gọi tên

·         Không nhìn mặt người đối thoại khi chơi, giao tiếp

·         Tỏ ra không nghe thấy ai lúc đó (trẻ như không ở đó)

·         Kháng lại sự vuôt ve âu yếm hoặc ôm ấp

·         Tỏ ra không biết đến tình cảm của người khác.

·         Có vẻ thích chơi một mình – co lại trong thế giới riêng của trẻ.

2. Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

+ Nếu chưa biết nói: trẻ có khiếm khuyết trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp không lời như:

·         Không nhìn mặt người đối thoại khi giao tiếp

·         Không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thế để giao tiếp

·         Các âm thanh lời nói bất thường về cao độ hoặc cường độ.

·         Không biết yêu cầu, phản đối hoặc thể hiện các nhu cầu bản thân

·         Không hoặc khó học các luật lệ về giao tiếp như: chào hỏi, xin đồ vật hoặc “ạ”, “bai, bai”…

+ Nếu trẻ đã nói được

·         Trẻ học nói muộn hơn trẻ bình thường

·         Mất khả năng nói được từ đơn hoặc cả câu sau khi đã biết nói.

·         Trẻ dùng phát ngôn không phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ lại nhắc lại câu được hỏi, nói nhại, nói vọng…Phát ngôn hoặc câu của trẻ có ngữ điệu đơn điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường.

·         Nếu trẻ có ngôn ngữ khá hơn, có thể thấy chậm phát triển ngôn ngữ so với trẻ cùng độ tuổi. Trẻ thường không hiểu câu hỏi, ngôn ngữ của trẻ đơn giản, hiếm dùng những khái niệm so sánh, tưởng tượng .

3. Các hành vi và các mối quan tâm bất thường

– Các hành vi hoặc cử động định hình, lặp đi lặp lại: trẻ như bị cuốn hút vào một cử chỉ, một hoạt động hoặc trò chơi nào đó hàng giờ hoặc cả buổi. Ví dụ: xoắn bàn tay, vê vê ngón tay, vò giấy, quay bánh xe ô tô (đồ chơi)…

– Trẻ có thể thích duy nhất một đồ vật, hoặc chỉ chơi với một người nào đó trong gia đình…

– Trẻ có thể chỉ quan tâm và vê, xoay một chi tiết của vật: bánh xe, ống khói..

– Trẻ có thể có những phát ngôn hoặc phát ra âm thanh nào đó một cách định hình: tự phát, không có chủ ý và trong mọi tình huống…

– Trẻ có thể nhạy cảm với một số loại kích thích (khi bị vuốt ve, sờ chạm hoặc có ánh sáng, tiếng động…)

Những rối loạn khác đi kèm với tự kỷ

* Rối loạn giác quan: Nếu nhận thức của trẻ đã khá, trẻ có thể học được từ những gì chúng nhìn thấy, cảm thấy hoặc nghe thấy. Hoặc ngược lại nếu các thông tin từ giác quan bị sai lệch, những kinh nghiệm về thế giới có thể lẫn lộn. Nhiều trẻ tự kỷ có thể hoà hợp tốt hoặc thậm chí có nhạy cảm đau đối với một số âm thanh, loại vải, mùi vị. Một số trẻ không chịu đựng nổi khi quần áo chạm vào da. Một số âm thanh; ví dụ máy hút bụi, chuông điện thoại, sấm chớp, ngay cả tiếng sóng vỗ vào bờ có thể khiến trẻ bịt tai và khóc thét lên. Ở trẻ tự kỷ, não thường tỏ ra khó cân bằng các cảm giác cho tương xứng. Một số trẻ tự kỷ không chú ý tới quá lạnh hoặc quá đau, chẳng hạn có trẻ tự đập đầu vào cạnh bàn làm lõm bên đầu nhưng không có cảm giác đau.

* Chậm phát triển trí tuệNhiều trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ khác nhau. Ngay trong trắc nghiệm có nhiều lĩnh vực trẻ phát triển bình thường (ví dụ chép hình vẽ), nhưng nhiều lĩnh vực khác lại bị chậm (chẳng hạn ngôn ngữ).

* Co giật: Có khoảng 1/4 trẻ tự kỷ bị động kinh. Đó là những cơn co giật có tính chu kỳ đi kèm với rối loạn tri giác. Trong cơn giật, trẻ hoàn toàn không biết mọi điều đang xảy ra xung quanh. Để chẩn đoán thể động kinh cần cho trẻ đi khám chuyên khoa thần kinh và làm điện não đồ. Nhờ đó mà thầy thuốc có thể sử dụng các thuốc chống động kinh cho phù hợp.

* Hội chứng nhiễm sắc thể X gãy: Đây là bệnh lý di truyền thường gặp trong chậm phát triển trí tuệ. Bệnh có tên gãy. Hội chứng này gặp ở 2-5% người bị tự kỷ. Cần tìm nhiễm sắc thể X trong trường hợp cha mẹ trẻ muốn có một đứa con nữa. Nếu đã có một con bị tự kỷ thì nguy cơ đứa trẻ thứ 2 sẽ là 1/2.

* U xơ thần kinh: Là bệnh lý di truyền hiếm gặp với các u lành trong não và trong các cơ quan cơ thể. Có 1/4 trẻ bị tự kỷ bị mắc chứng này.

Chẩn đoán tự kỷ

Các bước chẩn đoán: Sàng lọc phát triển bằng các dấu hiệu

Trẻ có bị thiếu các hành vi điển hình như?

1.   Biết khoe

2.   Mắt nhìn linh hoạt, phù hợp

3.   Biết thể hiện nét mặt ấm áp, vui sướng

4.   Quay lại khi được gọi tên

5.   Chia sẻ mối quan tâm/ thích thú

6.   Phối hợp các kỹ năng giao tiếp không lời

Và các dấu hiệu bất thường sau:

7.   Thể hiện các hành vi bất thường

8.   Các cử động lặp lại với đồ vật

9.   Cử động hoặc tư thế lặp lại của cơ thể

 Trong đó, các dấu hiệu chủ chốt là:

1.   Mắt nhìn thiếu linh hoạt, phù hợp

2.   Ít hoặc không biết chia sẻ cảm xúc

3.   Thiếu các cử chỉ và hành vi đồng thuận, biểu trưng (chẳng hạn gật đầu với nghĩa đồng ý; xua tay khi phản đối…)

4.   Hạn chế sử dụng lời nói

5.   Thiếu các trò chơi giả vờ và hạn chế sử dụng đồ vật như thường lệ

6.   Có các cách thức giao tiếp khác thường (dùng tay người khác để chỉ, nhại lại lời.. )

5 dấu hiệu báo động: của tự kỷ (Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ)

1. Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu lúc vào khoảng 12 tháng

2. Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng

3. Không biết đáp lại khi được gọi tên

4. Không tự nói được câu có hai từ lúc 24 tháng

5. Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội vào bất kỳ độ tuổi nào.

Gọi ngay để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!

Nguồn: http://www.maihuong.gov.vn/vi/suc-khoe-tam-than-tre-em/cac-dau-hieu-tu-ky.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *